Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 34 Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ giúp các em học sinh phân biệt được các chất hữu cơ hay các chất vô cơ theo công thức phân tử; Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận; Tính phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ; Lập được CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố.
-
Bài tập 1 trang 108 SGK Hóa học 9
Dựa vào dữ kiện nào trong các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ?
a) Trạng thái (rắn, lỏng, khí).
b) Màu sắc.
c) Độ tan trong nước.
d) Thành phần nguyên tố.
-
Bài tập 2 trang 108 SGK Hóa học 9
Chọn câu đúng trong các câu sau:
a) Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
b) Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
c) Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
d) Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
-
Bài tập 3 trang 108 SGK Hóa học 9
Hãy so sánh phần trăm khối lượng của cacbon trong các chất sau: CH4, CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3.
-
Bài tập 4 trang 108 SGK Hóa học 9
Axetic có công thức C2H4O2. Hãy tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong axit axetic?
-
Bài tập 5 trang 108 SGK Hóa học 9
Hãy sắp xếp các chất: C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, NaHCO3, C2H3O2Na vào các cột thích hợp trong bảng sau:
Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon -
Bài tập 34.1 trang 43 SBT Hóa học 9
Có các chất sau: CaCO3, Na2CO3, C2H6, C2H6O, CO, C2H4, C2H5O2N. Các hợp chất trên đều là
A. hợp chất vô cơ.
B. hợp chất hữu cơ.
C. hợp chất chứa cacbon.
D. hợp chất chứa oxi
-
Bài tập 34.2 trang 43 SBT Hóa học 9
Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Các hợp chất có trong tự nhiên là hợp chất hữu cơ.
B. Tất cả các hợp chất có trong cơ thể sống là hợp chất hữu cơ.
C. Chỉ có những hợp chất có trong cơ thể sống mới là hợp chất hữu cơ.
D. Chất hữu cơ có trong mọi bộ phận của cơ thể sống
-
Bài tập 34.3 trang 43 SBT Hóa học 9
Gỗ, tre, giấy, dầu hoả, cồn, nến, đường ăn, gạo, ngô, sắn chứa chủ yếu là các chất hữu cơ.
a) Các sản phẩm trên có cháy không ?
b) Sản phẩm thu được khi đốt cháy chúng có điểm gì chung ?
-
Bài tập 34.4 trang 43 SBT Hóa học 9
Có thể phân biệt muối ăn và đường bằng cách đốt chúng trong không khí không ? Giải thích.
-
Bài tập 34.5 trang 43 SBT Hóa học 9
A và B là hai hợp chất đều có tỉ khối đối với H2 là 14. Đốt cháy A thu được sản phẩm chỉ có CO2. Đốt cháy 1,4 gam B thu được sản phẩm gồm 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A, B. Hãy cho biết A, B là hợp chất hữu cơ hay vô cơ.
-
Bài tập 34.6 trang 44 SBT Hóa học 9
Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O. Trong đó thành phần % khối lượng của cacbon là 60% và hiđro là 13,33%. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol phân tử của A là 60 gam/mol.
-
Bài tập 34.7 trang 44 SBT Hóa học 9
Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối đối với H2 là 13. Khi đốt cháy 5,2 gam A thu được m gam CO2 và a gam H2O. Cho toàn bộ lượng CO2 thu được ở trên hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 40 gam kết tủa. Hãy xác định công thức phân tử của A.