Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 8 Bài 33 Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế giúp các em học sinh nắm cách điều chế H2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp; hiểu khái niệm phản ứng thế.
-
Bài tập 1 trang 117 SGK Hóa học 8
Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
a) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
b) 2H2O → 2H2 + O2.
c) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
-
Bài tập 2 trang 117 SGK Hóa học 8
Lập phương trình hóa học của phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?
a. Mg + O2 → MgO
b. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
-
Bài tập 3 trang 117 SGK Hóa học 8
Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?
-
Bài tập 4 trang 117 SGK Hóa học 8
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng:
a. Viết phương trình hóa học có thể điều chế hi đro?
b. Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc)?
-
Bài tập 5 trang 117 SGK Hóa học 8
Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
-
Bài tập 33.1 trang 46 SBT Hóa học 8
Cho các phản ứng hoá học sau :
(1) Cu + 2AgNO
3 → Cu(NO3)2 + 2Ag(2) Na2O + H2O → 2NaOH
(3) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(4) CuO + 2HCl →CuCl2 + H2O
(5) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
(6) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
(7) CaO + CO2 → CaCO3
(8) HCl + NaOH → NaCl + H2O
Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Bài tập 33.2 trang 47 SBT Hóa học 8
Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
(1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch
(2). Đun sôi nước
(3). Đốt một mẫu cacbon
Hỏi:
a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chất đó là chất gì?
b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?
c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
-
Bài tập 33.3 trang 47 SBT Hóa học 8
a) Viết phương trình phản ứng điều chế hidro trong phòng thí nghiệm.
b) Nguyên liệu nào được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
-
Bài tập 33.4 trang 47 SBT Hóa học 8
Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn (dung dịch axit axetic CH3COOH).
Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa (Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
-
Bài tập 33.5 trang 47 SBT Hóa học 8
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magie, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohidric HCl.
a) Hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế khí H2.
b) Muốn điều chế được 1,12 lit khí hidro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất?
-
Bài tập 33.6 trang 47 SBT Hóa học 8
Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5g kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, học sinh B cho 32,5g sắt cũng là dung dịch H2SO4 loãng ở trên. Hãy cho biết học sinh nào thu được khí hidro nhiều hơn? (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
-
Bài tập 33.7 trang 47 SBT Hóa học 8
Trong giờ thực hành hóa học, một học sinh nhúng một đinh sắt vào dung dịch muối đồng sunfat CuSO4. Sau một thời gian, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch muối. Thanh sắt bị phủ một lớp màu đỏ gạch và dung dịch có muối sắt (II) sunfat FeSO4.
a) Hãy viết phương trình phản ứng.
b) Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
-
Bài tập 33.8 trang 48 SBT Hóa học 8
Cho 6,5g kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25mol axit clohidric.
a) Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc.
b) Sau phản ứng còn dư chất nào? Khối lượng là bao nhiêu gam?
-
Bài tập 33.9 trang 48 SBT Hóa học 8
Cho mạt sắt vào một dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4 loãng. Sau một thời gian, bột sắt tan hoàn toàn và người ta thu được 1,68 lit khí hidro (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng mạt sắt đã phản ứng.
c) Để có lượng sắt tham gia phản ứng trên, người ta phải dùng bao nhiêu gam sắt (III) oxit tác dụng với khí hidro.
-
Bài tập 33.10 trang 48 SBT Hóa học 8
Người ta cho kẽm hoặc sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric HCl để điều chế khí hidro. Nếu muốn điều chế 2,24l khí hidro (đktc) thì phải dùng số gam kẽm hoặc sắt lần lượt là:
A. 6,5g và 5,6g
B. 16g và 8g
C. 13g và 11,2g
D. 9,75g và 8,4g
-
Bài tập 33.11 trang 48 SBT Hóa học 8
Điện phân hoàn toàn 2 lit nước ở trạng thái lỏng (biết khối lượng riêng của nước là 1 kg/l), thể tích khí hidro và thể tích khí oxi thu được (ở đktc) lần lượt là:
A. 1244,4 lít và 622,2 lít
B. 3733,2 lít và 1866,6 lít
C. 4977,6 lít và 2488,8 lít
D. 2488,8 lít và 1244,4 lít
-
Bài tập 33.12 trang 48 SBT Hóa học 8
So sánh thể tích khí hidro (đktc) thu được trong mỗi trường hợp sau:
a) 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư.
0,1 mol Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư
b) 0,2 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư
0,2 Al tác dụng với dung dịch HCl dư.