Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 11 Axit photphoric và muối photphat giúp các em học sinh nắm chắc hơn và vận dụng tốt kiến thức về tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.
-
Bài tập 1 trang 54 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa H3PO4 với lượng dư của:
a) BaO
b) Ca(OH)2
c) K2CO3
-
Bài tập 2 trang 54 SGK Hóa học 11
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa?
-
Bài tập 3 trang 54 SGK Hóa học 11
Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:
H3PO4 ⇔ 3H+ + PO43-
Khi thêm HCl vào dung dịch:
A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch.
D. Nồng độ PO43- tăng lên.
-
Bài tập 4 trang 54 SGK Hóa học 11
Lập phương trình hóa học sau đây:
a) H3PO4 + K2HPO4 →
1 mol 1 mol
b) H3PO4 + Ca(OH)2 →
1 mol 1 mol
c) H3PO4 + Ca(OH)2 →
2 mol 1 mol
d) H3PO4 + Ca(OH)2 →
2 mol 3 mol
-
Bài tập 5 trang 54 SGK Hóa học 11
Để thu được muối photphat trung hòa, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00 M cho tác dụng với 50,0 ml dung dịch H3PO4 0,50 M?
-
Bài tập 11.1 trang 18 SBT Hóa học 11
Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+ và OH- của nước):
A. H+, PO43−
B. H+, H2PO4−, PO43−
C. H+, HPO42−, PO43−
D. H+, H2PO4−, HPO42−, PO43−
-
Bài tập 11.2 trang 18 SBT Hóa học 11
Công thức phân tử của canxi đihiđrophotphat là:
A. CaHPO4
B. CaH2PO4
C. Ca(HPO4)2
D. Ca(H2PO4)2
-
Bài tập 11.3 trang 18 SBT Hóa học 11
Trong dãy nào sau đây, tất cả các muối đều ít tan trong nước ?
A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4
B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2
C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2
D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2
-
Bài tập 11.4 trang 18 SBT Hóa học 11
Trong dãy nào sau đây, tất cả muối đều dễ tan trong nước?
A. Ba(NO3)2, (NH4)3PO4, CaHPO4
B. Na3PO4, Ba(H2PO4)2, (NH4)2HPO4
C. NH4H2PO4, Al(NO3)3, BaHPO4
D. AgNO3, BaCl2, Ca3(PO4)2
-
Bài tập 11.5 trang 18 SBT Hóa học 11
Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế H3PO4 từ quặng apatit. Tại sao H3PO4 điều chế bằng phương pháp này lại không tinh khiết ?
-
Bài tập 11.6 trang 18 SBT Hóa học 11
Cho các chất sau: Ca3(PO4)2, P2O5, P, H3PO4, NaH2PO4, NH4H2PO4, Na3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy biến hoá biểu diễn quan hộ giữa các chất trên. Viết các phương trình hoá học và nêu rõ phản ứng thuộc loại nào.
-
Bài tập 11.7 trang 18 SBT Hóa học 11
Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.
-
Bài tập 11.8 trang 18 SBT Hóa học 11
Cho 62,0 g canxi photphat tác dụng với 49 g dung dịch axit sunfuric 64%. Làm bay hơi dung dịch thu được đến cạn khô thì được một hỗn hợp rắn. Xác định thành phần khối lượng của hỗn hợp rắn, biết rằng các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%.
-
Bài tập 1 trang 66 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết công thức cấu tạo của axit điphotphoric, axit metanphotphoric và cho biêt axit này số oxi hóa của photpho là bao nhiêu.
-
Bài tập 2 trang 66 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
Quặng photphoric → photpho → điphotpho pentaoxit → axit photphoric → amini photphat → axit photphoric → canxi photphat.
-
Bài tập 3 trang 66 SGK Hóa học 11 nâng cao
Điền chất thích hợp vào chỗ có dấu ? trong các sơ đồ sau:
a) H2PO4- + ? → HPO42- + ?
b) HPO42- + ? → H2PO4- + ?
-
Bài tập 4 trang 66 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4
-
Bài tập 5 trang 66 SGK Hóa học 11 nâng cao
Axit A là chất rắn, trong suốt, không màu, dễ tan trong nước. Khi thêm canxi oixt vào dung dịch A thì tạo thành hợp chất B màu trắng, không tan trong nước. Khi nung B ở nhiệt độ cao với cát và than thì tạo thành chất photpho có trong thành phần của A. Cho biết A, B là những chất gì? Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
-
Bài tập 6 trang 66 SGK Hóa học 11 nâng cao
Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch muối có các muối.
A. K2PO4 và K2HPO4
B. KH2PO4 và K3PO4
C. K2HPO4 và K3PO4
D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4
-
Bài tập 7 trang 66 SGK Hóa học 11 nâng cao
Thêm 6 gam P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% (D=1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.
-
Bài tập 8 trang 66 SGK Hóa học 11 nâng cao
Rót dung dich chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Tính khối lượng của từng khối lượng muối thu được sau khi cho dung dịch bay hơi đến khô.