Bài tập 15.7 trang 23 SBT Hóa học 11
Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 g brom đã phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10,00 g kết tủa.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
2. Xác định phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than chì.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 15.7
1. Các phương trình hóa học :
C + O2 to→ CO2 (1)
S + O2 to→ SO2 (2)
Khi đi vào dung dịch brom chỉ có SO2 phản ứng :
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (3)
Khí CO2 thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với nước vôi trong :
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (4)
2. Theo các phản ứng (2) và (3):
nS = nSO2 = nBr2 = 2.10-3 (mol).
Khối lượng lưu huỳnh trong mẫu than chì: mS = 200.10-3.32 = 6,4.10-2(g).
Theo các phản ứng (1) và (4):
nC = nCO2 = nCaCO3 = 0,1 (mol).
Khối lượng cacbon trong mẫu than chì :
mC = 0,1.12 = 1,20 (g).
Phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu than chì:
\(\% {m_C} = \frac{{1,2.100\% }}{{1,2 + 6,{{4.10}^{ - 2}}}} = 94,94\% \)
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
-
Hợp kim của kim cương có ưu điểm gì ?
bởi Mai Anh 21/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kim cương tổng hợp được điều chế như thế nào ?
bởi Nguyễn Thị An 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mỏ than dưới đáy biển nằm ở đâu ?
bởi Nguyễn Thanh Trà 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao có thể biến tro xương thành đá quý ?
bởi Minh Tú 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Lí do khi cơm bị khê người ta cho vào nồi 1 mẩu than củi?
bởi Lê Nhi 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao ta không thể dập tắt đám cháy của các kim loại mạnh: K, Na, Mg,… bằng khí \(CO_2\)
bởi Mai Rừng 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi ?
bởi Anh Thu 22/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Làm thế nào để xác định được niên đại của đồ gốm đã được khai quật?
bởi Nguyễn Thanh Thảo 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời