Học 247 giới thiệu đến các em bài học: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
- Biển ấm, có nguồn thuỷ sản phong phú, thềm lục địa có dầu khí, vị trí trên tuyến giao thông biển quốc tế thuận lợi để khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu khí, phát triển du lịch, giao lưu kinh tế với các nước qua đường biển.
2. Các đảo và quần đảo
- Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ. Các đảo lớn: Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Lí Sơn. Các đảo nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
1.2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Nguồn tài nguyên biển đảo nước ta phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển. Đồng thời phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
Hình 38.3. Sơ đồ các ngành kinh tế biển ở nước ta
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…
- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.
- Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
2. Du lịch biển đảo
- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Du lịch biển được phát tirển nhanh trong những năm gần đây.
- Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
Bài tập minh họa
Câu 1: Quan sát hình 38.1 (trang 135 SGK Địa lý 9), hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
- Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
- Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
- Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.
Câu 2: Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
- Môi trường biển không bị chia cắt, môi trường đảo dễ bị suy thóai. Do thế, nếu đẩy mạnh, phát triển một ngành không trên quan điểm khai thác tổng hợp, sẽ làm hạn chế sự phát triển của các ngành còn lại
- Ví dụ:
- Nếu đẩy mạnh khai thác dầu khí mà không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển, sẽ làm ‘tổn hại đến ngành nuôi trồng thủy sản và du lịch biển đảo.
- Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã hội đất nước.
Câu 3: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu thủy sản, làm tăng giá trị thủy sản, việc bảo quản và chuyên chở các sản phẩm thủy sản được thuận lợi hơn, có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó sẽ tác động mạnh đến:
- Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt
- Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng
- Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững.
3. Luyện tập và củng cố
Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:
- Tổng quan về biển đảo nước ta
- Phát triển kinh tến biển nước ta
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 3620km
- B. 3206km
- C. 3602km
- D. 3260km
-
- A. 2 bộ phận
- B. 3 bộ phận
- C. 4 bộ phận
- D. 5 bộ phận
-
- A. 3 160km và khoảng 0,5 triệu km2
- B. 3 260km và khoảng 1 triệu km2
- C. 3 460km và khoảng 2 triệu km2
- D. 2 360km và khoảng 1,0 triệu km2
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 139 SGK Địa Lí 9
Bài tập 2 trang 139 SGK Địa Lí 9
Bài tập 3 trang 139 SGK Địa Lí 9
Bài tập 1 trang 88 SBT Địa lí 9
Bài tập 2 trang 90 SBT Địa lí 9
Bài tập 3 trang 91 SBT Địa lí 9
Bài tập 4 trang 91 SBT Địa lí 9
Bài tập 1 trang 52 Tập bản đồ Địa Lí 9
Bài tập 2 trang 52 Tập bản đồ Địa Lí 9
Bài tập 3 trang 53 Tập bản đồ Địa Lí 9
Bài tập 4 trang 53 Tập bản đồ Địa Lí 9
4. Hỏi đáp Bài 38 Địa lí 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 9 HỌC247