Câu hỏi (8 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 72718
Công thức không dùng để tính công suất điện là:
- A. P = R.I2
- B. P = U.I
- C. P = U2/R
- D. P = U.I2
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 72720
Một mạch điện gồm ba bóng đèn giống nhau mắc nối tiếp nhau, khi có một bóng đèn bị hỏng thì 2 bóng đèn còn lại:
- A. Vẫn sáng
- B. Không sáng.
- C. 1 bóng sáng, 1 bóng không sáng.
- D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 72721
Một bóng đèn có ghi 220V – 75W, khi sáng bình thường thì công suất tiêu thụ của đèn là:
- A. 220W
- B. 75W
- C. 70W
- D. 16500W
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 72726
Trên thanh nam châm vị trí nào hút sắt mạnh nhất?
- A. Phần giữa của thanh.
- B. Chỉ có từ cực bắc
- C. Cả hai từ cực
- D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 72730
a) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm.
b) Áp dụng: Một bàn là có điện trở 500ω được mắc vào mạng điện trong nhà có hiệu điện thế U = 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua bàn là khi nó hoạt động bình thường.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 72739
Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U = 12V, người ta mắc nối tiếp hai điện trở R1 = 25ω và R2 = 15ω.
a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và công suất tỏa nhiệt của mạch điện.
b) Điện trở R2 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S = 0,06 mm2và có điện trở suất ρ = 0,5.10-6 ωm. Hãy tính chiều dài của dây dẫn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 72753
Một bếp điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220V, thì dòng điện chạy qua bếp với cường độ 4A. Dùng bếp này thì đun được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 25oC. Nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/(kg.K) và hiệu suất của bếp đó là 80%.
a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho nước.
b) Tính thời gian đun.
c) Nếu gập đôi dây điện trở của bếp mà vẫn sử dụng hiệu điện thế 220V thì thời gian đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu và hiệu suất như trên là bao nhiêu?
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 72755
Làm cách nào để nhận biết không gian có từ trường? Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?