-
Câu hỏi:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz. Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm \(M\left( {1;2;3} \right)\) và cắt cấc trục Ox, Oy, Oz lần lượt tại ba điểm A, B, C khác với gốc tọa độ O sao cho biểu thức \(T = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) có giá trị nhỏ nhất.
- A. \(\left( P \right):x + 2y + 3z - 14 = 0\)
- B. \(\left( P \right):6x - 3y + 2z - 6 = 0\)
- C. \(\left( P \right):6x + 3y + 2z - 18 = 0\)
- D. \(\left( P \right):3x + 2y + 3z - 10 = 0\)
Đáp án đúng: A
Gọi \(A\left( {a;0;0} \right),B\left( {0;b;0} \right),C\left( {0;0;c} \right)\)
Do đó phương trình mp (P) là: \(\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1\)
Vì \(M\left( {1;2;3} \right) \in \left( P \right)\) nên \(\frac{1}{a} + \frac{2}{b} + \frac{3}{c} = 1\)
Vì tứ diện OABC có OA; OB; OC đôi một vuông góc và gọi H là trực tâm\(\Delta ABC\): \(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\)
Do đó \(\frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) nhỏ nhất \( \Leftrightarrow \frac{1}{{O{H^2}}}\) nhỏ nhất hay \(O{H^2}\) lớn nhất.
\(OH = d\left( {O;\left( {ABC} \right)} \right) = d\left( {O;\left( P \right)} \right) \Leftrightarrow OH = \frac{{\left| { - 1} \right|}}{{\sqrt {\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}} }} \Rightarrow O{H^2} = \frac{1}{{\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}}}\)
Theo Bunhiacopski ta có: \(1 = {\left( {1.\frac{1}{a} + 2.\frac{1}{b} + 3.\frac{1}{c}} \right)^2} \le \left( {{1^2} + {2^2} + {3^2}} \right)\left( {\frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}}} \right)\)
\( \Leftrightarrow \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}} + \frac{1}{{{c^2}}} \ge \frac{1}{{14}}\).
Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \frac{1}{{\frac{1}{a}}} = \frac{2}{{\frac{1}{b}}} = \frac{3}{{\frac{1}{c}}} \Leftrightarrow a = 2b = 3c \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 14}\\{b = 7}\\{c = \frac{{14}}{3}}\end{array}} \right.\)
Phương trình mặt phẳng (P) là: \(\frac{x}{{14}} + \frac{y}{7} + \frac{z}{{\frac{{14}}{3}}} = 1 \Leftrightarrow x + 2y + 3z - 14 = 0\)
YOMEDIA
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC VỀ PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG
- Tìm phương trình của mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với d biết A(1;2;0) và đường thẳng d:x+1/2=y/1=z−1/−1.
- Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng ({d_1}:frac{{x - 2}}{1} = frac{{y - 1}}{{ - 1}} = frac{z}{2}) và
- Vectơ nào dưới đây là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P): x/3+y/2+z/1=1.
- Viết phương trình mặt phẳng chứa đường thẳng d và giao tuyến của hai mặt phẳng (P):x+y-z-2=0 và (Q):x+3y-12=0.
- Tìm VTPT mặt phẳng (ABC) biết A(1;0;0), B(0;-2;0), C(0;0;-5
- Tìm m, n để (P) chứ d biết ho đường thẳng x-1/2=y-2/3=z-3/4 và mặt phẳng (P): mx+10y+nz-11=0
- Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng left( P ight):x - 2z + 3 = 0.
- Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm Mleft( {3; - 4;7} ight)
- Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A, B và tạo với đường thẳng Δ góc lớn nhất.
- Vectơ nào sau đây là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (ABC) biết A(2;−1;3),B(4;0;1),C(−10;5;3).