-
Phân tích đoạn thơ sau: (4,0 điểm)
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai,
Câu hỏi:
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 56)Lời giải tham khảo:
- Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiều bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phân rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
- Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
- Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm:
- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 - thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.
- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý.
- Phân tích
- Niềm nguyện ước chân thành của tác giả:
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của dân tộc.
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành: Ta làm con chim hót / Ta làm một cành hoa / Ta nhập vào hòa ca / Một nốt trầm xao xuyến
- Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
- Các hình ảnh “con chim hót”, “một cành hoa”, “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp đẽ, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
- Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ cho thấy lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người - đất nước.
- Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được công hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả: Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mười / Dù là khi tóc bạc.
- “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người đề góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
- Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” - “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời. 6 khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.
- Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.
- Liên hệ với các nhà thơ khác: Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nếu là con chim chiếc lá / Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh, / Lẽ nào vậy mà không trả / Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
- Nguyễn Trãi đã từng tâm niệm: “Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu / Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
- Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.
- Cảm xúc chân thành, tha thiết.
- Niềm nguyện ước chân thành của tác giả:
- Đánh giá chung:
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành, đó là ước nguyện được hòa nhập, được là một con chim hót, một nhành hoa tỏa ngát hương, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ... bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác.
- Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh.
- Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm:
- Yêu cầu về kĩ năng:
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3
- Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2)
- Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (4) và câu (5)
- Tìm từ địa phương Nam Bộ trong câu (7) và cầu (8)
- Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Phân tích đoạn thơ trích Mùa xuân nho nhỏ