YOMEDIA
NONE
  • Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ sau:

    Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một Nxb Giáo dục, năm 2017)

    Liên hệ với khổ thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận để thấy điểm tương đồng trong nghệ thuật tả cảnh của hai tác giả:

    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

    Đâu tiếng làng xa vắng chợ chiều

    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

    (Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, năm 2017)

    (5.0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn trích bài thơ “Tây Tiến” và liên hệ với khổ thơ trong “Tràng giang” của Huy Cận
      • Yêu cầu về kĩ năng:
        • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.
        • Diễn đạt rõ ràng trong sáng, văn viết có hình ảnh, cảm xúc.
      • Yêu cầu về kiến thức:
        • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
          • Giới thiệu chung:
            • Tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
            • Đoạn trích là một trong những đoạn thơ thể hiện đậm nét phong cách thơ Quang Dũng. Đoạn thơ đã đặc tả vẻ đẹp hùng vĩ và dữ dội; êm đềm và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc với bút pháp nghệ thuật điêu luyện.
          • Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ:
            • Thiên nhiên Tây Bắc được tái hiện qua nỗi nhớ: Tiếng gọi mở đầu cùng với “nhớ chơi vơi” cho thấy thiên nhiên Tây Bắc để lại dấu ấn đậm nét trong tâm trí nhà thơ.
              • Thiên nhiên Tây Bắc mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội:
              • Các địa danh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, gợi ấn tượng về sự xa xôi, heo hút.
              • Địa hình hiểm trở: Dốc lên thì “khúc khuỷu” gập gềnh, dốc xuống thì “thăm thẳm” như dẫn đến vực sâu, đỉnh núi mù sương cao vút.
              •  Thiên nhiên Tây Bắc mang vẻ đẹp thơ mộng, êm đềm
              • Cảnh người lính Tây Tiến đi trong hơi sương mờ ảo, lãng mạn.
              • Có cảnh người lính Tây Tiến đi trong “mưa xa khơi” gợi cảm giác nhẹ nhàng, êm đềm, bình yên.
              • Thiên nhiên Tây Bắc làm phông nền để tôn lên vẻ đẹp của người lính Tây Tiến: ý chí quyết tâm, tâm hồn tươi trẻ, lạc quan, yêu đời.
            • Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn trường thiên, bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn. Sử dụng đắc địa các từ láy, hình ảnh mới lạ, phép tiểu đối, tạo câu thơ có nhiều thanh bằng, thanh trắc, …
          • Liên hệ điểm tương đồng trong nghệ thuật tả cảnh của Quang Dũng và Huy Cận
            • Giới thiệu sơ lược tác giả Huy Cận và nội dung khổ thơ trong Tràng giang: Là bức tranh sông nước đẹp nhưng cô liêu, hiu hắt và rợn ngợp.
            • Điểm tương đồng trong nghệ thuật:
              • Cả hai đoạn trích thơ đều là bức tranh thiên nhiên đẹp: đoạn thơ của Quang Dũng miêu tả vẻ đẹp đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng còn khổ thơ của Huy Cận miêu tả không gian bao la, cô quạnh đến rợn ngợp của sông Hồng về chiều.
              • Cả hai tác giả đều rất tài hoa trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: quan sát tinh tế, ngôn từ giàu chất tạo hình, sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập để phác họa ra bức tranh thiên nhiên phù hợp với cảm xúc, cảm hứng của mình. Dẫn chứng từ khổ thơ trong bài Tràng giang…
              • Qua bức tranh thiên nhiên, cả hai nhà thơ đều bày tỏ sự gắn bó, tình yêu của mình với thiên nhiên đất nước.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 59264

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF