YOMEDIA
NONE
  • Học sinh chọn một câu thích hợp (2a hoặc 2b) để làm bài. Nếu làm cả hai câu thì không được chấm.

    2a. (Dành cho chương trình Cơ bản)

    Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình ” của Nguyễn Thi. (5 điểm)

    2b. (Dành cho chương trình chuyên)

    Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẫm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

    Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng lớn vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã.... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng....

    Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

    (Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành)

    Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh rừng xà nu trong đoạn văn. Từ đó bình luận ngắn gọn về tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thiên truyện. (5 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Chương trình cơ bản
    • Yêu cầu chung:
      • Về kiến thức: trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, cần làm rõ nội dung đề ra: vẻ đẹp của nhân vật Việt.
      • Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
    • Yêu cầu cụ thể: Học sinh có nhiều cách diễn đạt, tuy nhiên bài viết cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
      • Đảm bảo cấu trúc bài luận
        • Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ, sáng tỏ vấn đề, phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
      • Xác định vấn đề cần nghị luận
        • Xác định đúng vấn đề: vẻ đẹp của nhân vật Việt.
      • Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp
        • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi, tác phẩm Những đứa con trong gia đình và nhân vật Việt
        • Nội dung:
          • Luận điểm 1: Khái quát về nhân vật gắn với cốt truyện
          • Luận điểm 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Việt
            • Là cậu con trai mới lớn, tính tình vô tư, hồn nhiên, hiếu động và hiếu thắng. (Dẫn chứng)
            • Là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu lòng yêu thương: gia đình, đồng đội (Dẫn chứng)
            • Căm thù giặc, dũng cảm, kiên cường trước kẻ thù xâm lược.( Dẫn chứng)
            • ⇒ Việt là nhân vật điển hình cho thanh niên Nam bộ thời chống Mĩ: Sinh ra trong chiến tranh, chịu nhiều đau thương mất mát, giàu tình cảm, khát khao cầm súng trả thù nhà, đền nợ nước.
          • Luận điểm 3: Nghệ thuật:
            • Lối trần thuật nửa trực tiếp: Nhân vật Việt được khắc họa qua dòng hồi tưởng của chính nhân vật khiến hình tượng trở nên cụ thể, chân thực và sinh động.
            • Phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật có chiều sâu
            • Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm sắc thái Nam bộ.
        • Đánh giá chung về nhân vật.
      • Sáng tạo
        • Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo, văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, bày tỏ được quan điểm của bản thân
      • Chính tả, dùng từ, đặt câu
        • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
    • Dành cho chương trình Chuyên
    • Yêu cầu chung:
      • Về kiến thức: trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu , cần làm rõ vẻ đẹp của hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích.
      • Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
    • Yêu cầu cụ thể: Học sinh có nhiều cách diễn đạt, tuy nhiên bài viết cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
      • Đảm bảo cấu trúc bài luận
        • Trình bày đầy đủ các phần Mở, thân, kết. Phần mở biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân biết tổ chức thành nhiều đoạn, liên kết chặt chẽ, sáng tỏ vấn đề, phần kết khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
      • Xác định vấn đề cần nghị luận
        • Xác định đúng vấn đề: vẻ đẹp của hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích và chất sử thi, cảm hứng lãng mạn trong thiên truyện
      • Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp
        • Đảm bảo có thể trình bày theo định hướng sau:
          • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà nu, hình tượng rừng xà nu và dẫn đoạn văn.
          • Nội dung:
            • Cảm nhận về hình ảnh rừng xà nu:
              • Ý 1: Khái quát về đoạn văn (gắn với cốt truyện)
              • Ý 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích
                • Biểu tượng cho vẻ hùng vĩ, phóng khoáng của vùng đất Tây Nguyên (Dẫn chứng)
                • Biểu tượng cho thân phận con người trong chiến tranh (Dẫn chứng)
                • Biểu tượng cho sự sinh tồn mãnh liệt và sức sống bất khuất của đồng bào dân tộc ít người Tây Nguyên trong kháng chiến (Dẫn chứng)
                • Biểu tượng cho các lớp người của dân làng Xô Man, tạo nên Chủ nghĩa anh hùng cách mạng miền Nam thời chống Mĩ (Dẫn chứng)
                • Là hình ảnh giàu giá trị biểu tượng, trở thành hình tượng đẹp nhất đời văn của Nguyễn Trung Thành.
              • Ý 3: Nghệ thuật:
                • Ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốt.
                • Giọng điệu trang trọng, mang âm hưởng của một khúc sử thi.
                • Hình ảnh mang tính đa nghĩa, giàu giá trị biểu tượng.
            • Bình luận ngắn gọn về tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thiên truyện:
              • Ý 1: Biểu hiện của tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thiên truyện:
                • Chất sử thi thể hiện rõ ở cách nhà văn xây dựng hình tượng có ý nghĩa biểu tượng cao (Rừng cây mang thân phận con người; nhân vật dù là đám đông hay nhân vật nổi trội... đều biểu tượng cho phẩm chất con người Việt Nam kháng chiến...); cách kết cấu, lựa chọn hình ảnh, chi tiết, giọng điệu trang trọng....
                • Cảm hứng lãng mạn vút lên từ hiện thực đau thương mà hùng tráng của cuộc chiến, ở niềm tin bất diệt, ở giọng điệu, hình ảnh hào hùng, tráng lệ...
              • Ý 2: Đánh giá:
                • Chất sử thi và lãng mạn giúp nhà văn tái hiện hiện thực đau thương mà hùng tráng của cả một dân tộc thời chống Mĩ, ngợi ca Chủ nghĩa anh hùng cách mạng miền Nam, có giá trị động viên, cổ vũ nhân dân ta quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
                • Chất sử thi và lãng mạn tạo nên sức hấp dẫn cho hình tượng, giá trị lâu bền cho thiên truyện.
          • Đánh giá chung về hình tượng.
        • Sáng tạo
          • Có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo, văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, bày tỏ được quan điểm của bản thân.
        • Chính tả, dùng từ, đặt câu
          • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 62462

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF