YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    1. Cho a, b, c là ba số nguyên khác 0 thỏa \(\frac{1}{a} = \frac{1}{b} + \frac{1}{c}\). Chứng minh rằng: abc chia hết cho 4.

    2. Tìm số các số nguyên dương không vượt quá 1000 nguyên tố cùng nhau với 999.

    Lời giải tham khảo:

    1. Cách 1: \(\frac{1}{a} = \frac{1}{b} + \frac{1}{c} \Leftrightarrow bc = a(b + c){\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{abc = }}{{\rm{a}}^2}{\rm{(b + c) (2)}}\)

    Ta thấy a, b, c không thể đều là số lẻ vì nếu vây thì abc là số lẻ, còn b+c là số chẵn.

    Vậy trong 3 số tồn tại ít nhất 1 số chẵn.

    Nếu a chẵn thì a2 chia hết cho 4, từ (2) suy ra abc chia hết cho 2.

    Nếu b chẵn, do a lẻ nên b + c chẵn (vì abc chẵn) suy ra c chẵn. Vậy abc chia hết cho 2.

    Tương tự cho trường hợp c chẵn.

    Cách 2: \(\frac{1}{a} = \frac{1}{b} + \frac{1}{c} \Leftrightarrow bc = a(b + c){\rm{  (1)}}\)

    TH1: Nếu a là số nguyên chẵn, suy ra \(a(b + c){\rm{  }} \vdots {\rm{2}}\), theo (1) Suy ra: \({\rm{b}}{\rm{.c  }} \vdots {\rm{2}}\)

    Vậy abc chia hết cho 4

    TH2: Nếu a là số nguyên lẻ. Với b và c là hai số cũng lẻ thì: \(b + c \vdots 2 \Rightarrow a(b + c) \vdots 2\)

    Mà \(a.b.c\) không chia hết cho 2 (vì a, b, c đều lẻ). Suy ra mâu thuẫn.

    Vậy trong hai số b, c tồn tại ít nhất 1 số chẵn.
    + Với b chẵn, mà a lẻ nên c chẵn (vì b.c chẵn nên a(b+c) chẵn suy ra c chẵn, vì a lẻ)

    Suy ra abc chia hết cho 4

    + Với c chẵn, tương tự abc chia hết cho 4

    2. Cách 1: Dùng hàm Ơle:

    Phân tích số m ra thừa số nguyên tố: \(m = p_1^x.p_2^y.p_3^z...\)

    Số các số nguyên dương không vượt quá m và nguyên tố cùng nhau với m là

    \(\varphi \left( m \right) = m\left( {1 - \frac{1}{{{p_1}}}} \right).\left( {1 - \frac{1}{{{p_2}}}} \right).\left( {1 - \frac{1}{{{p_3}}}} \right)....\)

    Ta có: \(999 = {3^3}.37 \Rightarrow \varphi (999) = 999.\left( {1 - \frac{1}{3}} \right).\left( {1 - \frac{1}{{37}}} \right) = 648\)

    Có 648 số nguyên tố cùng nhau với 999 và không vượt quá 999.

    Vây có 649 số nguyên tố cùng nhau với 999 và không vượt quá 1000.

    Cách 2:

    Gọi A là số các số nguyên dương không vượt quá 1000. Suy ra A = 1000

    B là số các số nguyên dương không vượt quá 1000 mà  không nguyên tố cùng nhau với 999.

    C là số các số nguyên dương không vượt quá 1000 nguyên tố cùng nhau với 999

    Ta có: \(999 = {3^3}.37\)

    B = (Số các số nguyên dương không vượt quá 1000 và chia hết cho 3) – (Số các số nguyên dương không vượt quá 1000 và chia hết cho 37 mà không chia hết cho 3)

    + Số các số nguyên dương không vượt quá 1000 và chia hết cho 3 là: \(\frac{{999 - 3}}{3} + 1 = 333\)

    + Số các số nguyên dương không vượt quá 1000 và chia hết cho 37 là: \(\frac{{999 - 37}}{{37}} + 1 = 27\)

    + Số các số nguyên dương không vượt quá 1000 và chia hết cho cả 37 và 3 (chia hết cho 111) là:

    + Số các số nguyên dương không vượt quá 1000 và chia hết cho 37 mà không chia hết cho 3 là:

    Suy ra B = 333+ 18 = 351.    Vậy C= A – B = 1000 – 351 = 649

    ADSENSE

Mã câu hỏi: 74780

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Toán Học

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF