Trên đây là hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy, lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh về điện Hòn Chén. Tư liệu trên đây được thể hiện một cách chi tiết, ngắn gọn và dễ hiểu nhất dành cho các em. Hi vọng qua tư liệu này, các em sẽ có được những sự tham khảo hữu ích để rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn bài và làm bài văn thuyết minh được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Chúc các em thành công, học tập tốt!
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về điện Hòn Chén
- Tham khảo: Từ Văn Miếu đi thuyền qua một đoạn uốn khúc hình chữ u của sông Hương, khúc quanh này len lỏi qua một vùng núi trập trùng, cỏ cây xanh tươi là đến điện Hòn Chén.
b. Thân bài
-
Nguồn gốc, xuất xứ
- Sử sách cho biết ngôi đền đã xuất hiện từ thời xa xưa.
- Theo nội dung một tờ sớ do vua Minh Mạng ban cho đền Ngọc Trán đề ngày 8 tháng 5 năm 1834 thì đền đã có sẵn tại chỗ dưới thời Gia Long.
- Vào tháng 3 năm 1832, vua Minh Mạng đã cho tu sửa và mở rộng ngôi đền. Sau đó hai năm, đền lại được trùng tu.
-
Kết cấu
- Một dãy núi thấp ăn từ chân Trường Sơn, chạy về phía đồng bằng Huế, bị một đoạn của dòng sông Hương chặn đầu lại ở tả ngạn.
- Cả dãy núi như bị dồn nén nguồn sinh lực ở đây tạo thành một ngọn núi có vẻ biệt lập, cây cối mọc xanh um, cheo leo trên bờ vực thẳm, đó là chỗ sâu nhất của bờ sông Hương.
- Người xưa đã chọn hòn núi Ngọc Trản ấy để dựng đền thờ.
- Trên đỉnh núi có một chỗ trùng xuống, đường kính vài mét, chung quanh có vòng đá dựng như giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông giống cái chén đựng nước trong.
- Cho nên, từ xa xưa, hòn núi được đặt tên Ngọc Tràn Sơn (núi Chén Ngọn), dân gian gọi là Hòn Chén.
- Mặt bằng kiến trúc của toàn bộ ngôi đền không rộng, gồm điện thờ chính là Minh Kinh đài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông, bên trái là nhà Quan Cư, Trịnh Cát Viện, Chùa Thánh, bên phải là dinh Ngũ Vị Thánh Bà, bàn thờ các Quan, động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ - con cọp), am Ngoại Cảnh.
- Dưới bờ sông, cuối đường bên trái là am Thuỷ Phủ. Trên mặt bằng kiến trúc ấy, còn có một số bệ thờ và am nhỏ khác nằm rải rác đó đây như am cô Ngọc Lan, am Trung Thiên.
-
Ý nghĩa
- Ngày nay, điện Hòn Chén được nhiều người biết đến không nhưng vì đó là một di tích tôn giáo mà còn là một kiến trúc cảnh quan nữa.
- Công trình kiến trúc tôn giáo ấy đã được người xưa lồng vào khung cảnh thơ mộng hữu tình của núi sông xứ Huế.
c. Kết bài
- Điện Hòn Chén là một trong những cảnh quan tuyệt đẹp của Việt Nam.
- Chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn nó trường tồn cùng thời gian.
Bài văn mẫu
Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em (Điện Hòn Chén)
Gợi ý làm bài
Từ Văn Miếu đi thuyền qua một đoạn uốn khúc hình chữ u của sông Hương, khúc quanh này len lỏi qua một vùng núi trập trùng, cỏ cây xanh tươi là đến điện Hòn Chén.
Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần Po Nagar, sau đó, người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới danh xưng Thánh mẫu Thiên Y A Na. Từ năm 1945, Liễu Hạnh Công chúa, tức Vân Hương Thánh Mẫu. gốc gác từ miền Bắc, cũng được đưa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Đồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Trên bờ nóc, bờ quyết của Minh Kinh Đài cũng như các công trình kiến trúc; khác ở chung quanh, hỉnh ảnh con phụng được dùng nhiều để trang trí vì con phụng tượng trưng cho đàn bà, ở đây là chỗ thờ nữ Nó cùng được dùng để trang trí rất nhiều trên các đồ tự khí.
Đứng ở các hệ thống bậc cấp dẫn xuống bến để nhìn ra viên cảnh trước mặt người ta thưởng thức được một bức tranh sơn thuỷ vẽ bằng gam màu xanh với cả; độ đậm nhạt khác nhau của dòng sông, làng mạc, núi non hàng hàng lớp lớp trải rộng, vươn dài. Gần nhất bên phải là hòn núi Kim Phụng uy nghi. Ngay bên trái đền, vách đá cheo leo trên bờ dốc vực thẳm, cùng với tượng cọp trừng mắt đứng nhìn dưới vòm động thâm u, dường như được dùng làm mối đe doạ thường xuyên đối với những người yếu bóng vía và làm tăng thêm vẻ linh thiêng thần bí của thần thánh đối với “con tôi”.
Đặc biệt, nếu khi ở Hổ Ọuyền bên kia sông Hương, con cọp phải đưa ra đấu trường để bị tiêu diệt, thì ở điện Hòn Chén này sông, con cọp lại được thờ cúng kính cẩn như một vị thần.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em (Điện Hòn Chén) sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)