YOMEDIA
NONE

Trường hợp nào là ăn mòn điện hóa?

Tiến hành các tn sau

TN1: Cho thanh Fe vào dd H2SO4

TN2: Nhúng thanh Fe vào dd H2SO4 loãng có chứa vài giọt CuSO4

TN3: Nhùng thanh Fe vào dd FeCl3

TN4: Nhúng thanh Cu vào dd FeCl3

Số trường hợp ăn mòn điện hóa là

A   4

B   2

C   3 

D   1

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Hi bạn, Mình hướng dẫn cho bạn nắm bài này như sau nhé!

    TN1: Ta thấy chỉ có 1 kim loại sao tại thành 2 điện cực khác nhau được → Loại

    TN2: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Như vậy, vừa có hai điện cực khác nhau là Fe và Cu (vì chỉ có vài giọt CuSOnên Fe dư), vừa có dung dịch chất điện li là H2SO4 nên có xảy ra ăn mòn điện hóa.

    TN3: Fe và FeCl3, vẫn biết giữa hai chất này có xảy ra phản ứng và tạo thành FeCl2 nhưng dù chất nào dư, chất nào hết thì cũng chỉ có chứa 1 kim loại nên không thể tạo ra hai điện cực khác nhau về bản chất được. Do đó, đây cũng là trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa.

    TN4: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2, tương tự do không tạo thành 2 điện cực khác nhau về bản chất nên không phải là ăn mòn điện hóa.

    Kết luận lại là đáp án D.

    Các bạn vô hóng comment, thấy hay thì vote cho mình nhé. Hí hí ^^ cool

      bởi Sasu ka 18/07/2017
    Like (2) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON