YOMEDIA
NONE

Vật lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học


Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương III: Quang Học, đó là những kiến thức có liên quan đến sự

Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 58: Tổng kết chương III: Quang Học

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Quang học

1. Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước .Có hiện tượng gì xảy ra đối với tia sáng khi truyền qua mặt nước? Hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì?

Đáp án:

Tia sáng bị gãy khúc ở mặt phân cách giữa nước và không khí. Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

2. Nêu hai đặc điểm của thấu kính để có thể nhận biết đó là thấu kính hội tụ?

Đáp án:

  • Đặc điểm thứ nhất : Thấu kính hội tụ cho ảnh thật của một vật ở rất xa tại tiêu điểm. 

  • Đặc điểm thứ hai: Thấu kính hội tụ có phần rìa dày hơn phần giữa.

3. Chiếu vào thấu kính hội tụ một tia sáng song song với trục chính. Hãy vẽ tia sáng ló ra sau thấu kính.

Ảnh của TKHT


4. Hãy dựng ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ cho trên hình vẽ.

 


5. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính gì?

  • Là thấu kính phân kỳ

6. Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước một thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính gì?

Đáp án: Thấu kính phân kì.

7. Vật kính của một máy ảnh là loại thấu kính gì? ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu? ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn hay lớn hơn vật? Cùng chiều hay ngược chiều so với vật?

Đáp án:

  • Vật kính của một máy ảnh là thấu kính hội tụ. ảnh của vật cần chụp hiện lên phim.

  • Đó là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều so với vật.

8. Xét về mặt quang học, hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? Hai bộ phận đó tương tự những bộ phận nào trong máy ảnh?

  • Mắt gồm hai bộ phận quan trọng nhất là:

    • Thể thủy tinh: Là một thấu kính hội tụ có thể thay đổi tiêu cự

    • Màng lưới (hay võng mạc): Ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên rõ nét

  • Thể thủy tinh và vật kính dều là thấu kính hội tụ

  • Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh

9. Giới hạn xa nhất và gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là những điểm gì?

Đáp án: Điểm cực viễn và điểm cực cận.

10. Nêu hai biểu hiện thường thấy của tật cận thị. Khắc phục tật cận thị là làm cho mắt cận có thể nhìn rõ những vật ở xa mắt hay ở gần mắt? Kính cận là loại thấu kính gì?

  • Những biểu  hiện của mắt cận thị

    • Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường. 

    • Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết.

  • Cách khắc phục tật cận thị

    • Cách 1:  Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong 1của giác mạc

    • Cách 2 : Đeo kính cận ( thấu kính phân kỳ ) để có thể nhìn rõ các  vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt

11. Kính lúp là dụng cụ dùng để làm gì? Kính lúp là loại kính thấu kính gì? Tiêu cự của kính lúp có đặc điểm gì?

Đáp án:

  • Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát những vật nhỏ.

  • Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

12. Hãy nêu một ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và hai ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ?

  • Đáp án:

    • Ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng : Mặt trời, ngọn đèn điện,.

    • Ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ: Dùng đèn LED đỏ, chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, 

13. Làm thế nào để biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những ánh sáng màu nào?

Đáp án: Muốn biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có nhứng ánh sáng máu nào, ta cho chùm sáng đó chiếu qua một lăng kính hay chiếu vào mặt ghi của một đĩa CD.

14. Làm thế nào để trọn hai ánh sáng có màu khác nhau? Sau khi trộn, màu của ánh sáng thu được có phải là một trong hai màu ban đầu không?

Đáp án:

  • Muốn trộn hai ánh sáng màu với nhau, ta cho hai chùm sáng màu đó chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng, hoặc cho hai chùm sáng đó đi theo cùng một phương vào mắt. Khi trộn hai ánh sáng màu khác nhau thì ta thu được một ánh sáng có màu khác với màu của hai ánh sáng ban đầu.

15. Chiếu ánh sáng đỏ và một tờ giấy trằng ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? Nếu thay bằng tờ giấy xanh, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? 

Đáp án:

  • Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ.

  • Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh ta sẽ thấy tờ giấy có màu gần như đen.

16. Trong việc sản xuất muối, người ta lấy nước biển vào các ruộng muối rồi phơi nắng. Người ta đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng? Tác dụng này gây ra hiện tượng gì ở nước biển? 

Đáp án: Trong việc sản xuất muối, người ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời. Nước trong nước biển sẽ bị nóng lên và bốc hơi

Bài tập minh họa

Bài 1:

Đặt một vật sáng có dạng chữ L vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, song song với mặt của thấu kính, cách thấu kính 30cm. Thấu kính có tiêu cự 15cm. Ta sẽ thu được ảnh như thế nào?
A. ảnh thật, cách thấu kính 60cm.
B. ảnh thật, cách thấu kính 30cm.
C. ảnh ảo, cách thấu kính 60cm.
D. ảnh ảo, cách thấu kính 30cm.

Hướng dẫn giải: B

Vì vật nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh thật.

Bài 2:

Vật kính của loại máy ảnh trên hình 47.2 (SGK trang 127) có tiêu cự cỡ bao nhiêu cm?

A. 1cm.
B. 5cm.
C. 20cm.
D. 40cm.

Hướng dẫn giải:

B

Bài 3:

Bác Hoàng, bác Liên và bác Sơn đi thử mắt. Bác Hoàng nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25cm trở ra; bác Liên nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở ra; còn bác Sơn chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở lại. Mắt bác nào bị cận, mắt bác nào là mắt lão và mắt bác nào bình thường?
A. Mắt bác Hoàng là mắt cận; mắt bác Liên bình thường; mắt bác Sơn là mắt lão.
B. Mắt bác Hoàng là mắt lão; mắt bác Liên bình thường; mắt bác Sơn là mắt cận.
C. Mắt bác Hoàng bình thường; mắt bác Liên là mắt cận; mắt bác Sơn là mắt lão.
D. Mắt bác Hoàng bình thường; mắt bác Liên là mắt lão; mắt bác Sơn là mắt cận.

Hướng dẫn giải:

Chọn câu D.
Mắt bác Hoàng bình thường, mắt bác Liên là mắt lão; mắt bác Sơn là mắt cận.

4. Luyện tập Bài 58 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Tổng kết chương III: Quang Học cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 3.

  • Vận dụng được một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn  đề ( Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 58 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 58 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C4 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C5 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C6 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C7 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C8 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C9 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C10 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C11 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C12 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C13 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C14 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C15 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C16 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C17 trang 151 SGK Vật lý 9

Bài tập C18 trang 152 SGK Vật lý 9

Bài tập C19 trang 152 SGK Vật lý 9

Bài tập C20 trang 152 SGK Vật lý 9

Bài tập 21 trang 152 SGK Vật lý 9

Bài tập 22 trang 152 SGK Vật lý 9

Bài tập 23 trang 152 SGK Vật lý 9

Bài tập 24 trang 152 SGK Vật lý 9

Bài tập 25 trang 152 SGK Vật lý 9

Bài tập 26 trang 152 SGK Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 58 Chương 3 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 9 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF