Bài tập 26-27.8 trang 76 SBT Vật lý 6
Để tìm mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng người ta làm thí nghiệm sau đây:
- Rót đầy nước vào một ống nghiệm nhỏ rồi đổ nước này vào một cái đĩa thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm. Lại rót đầy nước vào ống nghiệm trên rồi để ống nghiệm và đĩa có nước vào một nơi không có gió để theo dõi sự bay hơi của nước.
- Ghi ngày, giờ bắt đầu làm thí nghiệm; ngày, giờ nước trong đĩa, trong ống nghiệm bay hơi hết; đo đường kính trong của miệng ống nghiệm và đường kính mặt đĩa, người ta được bảng sau đây:
Bắt đầu thí nghiệm |
Khi nước trong đĩa bay hơi hết |
Khi nước trong ống nghiệm bay hơi hết |
Đường kính miệng ống nghiệm |
Đường kính mặt đĩa |
8giờ ngày 01/10 |
11 giờ ngày 01/10 |
18 giờ ngày 13/10 |
1cm |
10cm |
Hãy dựa vào bảng trên để xác định gần đúng mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng.
Hướng dẫn giải chi tiết
Thời gian nước trong đĩa bay hơi:
t1 = 11 giờ - 8 giờ = 3 giờ.
Thời gian nước trong ống nghiệm bay hơi:
t2 = (13 -1) x 24 giờ + (18 giờ - 8 giờ) = 298 giờ.
Diện tích mặt thoáng của nước trong đĩa:
\({S_1} = \frac{{\pi \times {{10}^2}}}{4}\)
Diện tích mặt thoáng cùa nước trong ống nghiệm:
\({S_2} = \frac{{\pi \times {1^2}}}{4}\)
Ta thấy: \(\frac{{{t_1}}}{{{t_2}}} = 99;\frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = 100\)
Với cùng một lượng nước cho bay hơi, thời gian bay hơi càng nhỏ chứng tỏ tốc độ bay hơi càng lớn.
Do đó nếu gọi v1 là tốc độ bay hơi của nước ở đĩa và v2 là tốc độ bay hơi của nước ở ống nghiệm ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{t_2}}}{{{t_1}}}\\ \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{S_1}}}{{{S_2}}} = 100 \end{array}\)
Vậy, một cách gần đúng, ta thấy: Tốc độ bay hơi tỉ lệ với diện tích mặt thoáng.
-- Mod Vật Lý 6 HỌC247
-
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố?
bởi Nguyễn Trà Long 17/10/2018
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên. Nêu ví dụ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a) Dựa vào đường biểu diễn trên, hãy nêu các quá trình thay đổi nhiệt độ xảy ra?
b) Chất này là chất gì? Có nhiệt độ nóng chảy bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
khi bay hơi nước có làm lạnh không khí xung quanh không?nêu ví dụ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra
bởi Thiên Mai 17/10/2018
Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra "khói"
A. Do hơi nước ngưng tụ lại
B. Do trong không khí có hơi nước
C. Do hơi thở ra nóng hơn
D. Do hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ
Giúp với nha thanks nhìu
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Nêu một số ứng dụng của sự ngưng tụ ?
bởi Hoa Hong 17/10/2018
nêu một số ứng dụng của sự ngưng tụ
giúp mik vs
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
- Nhiệt độ càng (1).... thì tốc độ bay hơi càng (2)........
- Gió càng (3).... thì tốc độ bay hơi càng (4).........
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng (5) ............ thì tốc độ bay hơi càng (6)........
Các từ để điền là:
- lớn, nhỏ
-cao, thấp
-mạnh, yếu
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đề xuất phương án thí nghiệm tốc độ bay hơi của chất lỏng và diện tích mặt thoáng ?
bởi Phạm Phú Lộc Nữ 17/10/2018
Đề xuất phương án thí nghiệm tốc độ bay hơi của chất lỏng và diện tích mặt thoáng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
vì sao về mùa đông khi thở ra ta ta thường thấy hơi như khói
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
1) Có 1 vũng nước đọng trên sân , làm thế nào để vùng nước bay hơi hết?
2) Tại sao những ngày ẩm ướt, phơi đồ lại lau khô?
3) Tại sao khi để rau quả vào tủ lạnh, ta phải để vào túi ni lông?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao khi phơi quần áo ướt, ta thường phơi rộng ra và phơi ở nơi có ánh nắng ?
bởi Anh Trần 17/10/2018
khi phơi quần áo uot, ta thuong phoi rong ra va phoi o noi co anh nang, gio. Tai sao?
Theo dõi (0) 1 Trả lờiLàm thế nào để sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn ?
bởi sap sua 17/10/2018
Làm thế nào để sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn ?
Theo dõi (0) 1 Trả lờiỞ điều kiện bình thường nước sôi ở bao nhiêu độ?
bởi Lê Nhật Minh 17/10/2018
ở điều kiện bình thường nước sôi ở bao nhiêu độ? khi đó sự bay hơi của nước có đặc điểm gì
Theo dõi (0) 1 Trả lờiTại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau ?
bởi minh dương 17/10/2018
cho mình hỏi : tại sao phải dung đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau ?
Theo dõi (0) 1 Trả lờiỞ 00C quả cầu kim loại có bán kính 8cm khi nhiệt độ của quả cầu là 500C bán kính quả cầu tăng thêm 0,15cm. Tính bán kính của quả cầu ở 500C
Theo dõi (0) 1 Trả lờiBài tập SGK khác
Bài tập 26-27.6 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.7 trang 76 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.9 trang 77 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.10 trang 77 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.11 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.12 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.13 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.14 trang 78 SBT Vật lý 6
Bài tập 26-27.15 trang 78 SBT Vật lý 6
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6