Bài tập 6 trang 37 SGK Vật lý 11 nâng cao
Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 μF, C2 = 0.6μF ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60V thì một trong hai bản tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 C. Tính
a) Hiệu điện thế U
b) Điện tích của tụ điện kia
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Giả sử tụ 1 có điện tích: Q1 = 3.10-5 C
Khi đó hiệu điện thế hai đầu tụ điện thứ nhất là :
\({U_1} = \frac{{{Q_1}}}{{{C_1}}} = \frac{{{{3.10}^{ - 5}}}}{{0,{{4.10}^{ - 6}}}} = 75V\)
Theo giả thiết, bộ tụ điện được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60V nên điều giả sử trên là không đúng.
Vậy tụ hai có: Q2= 3.10-5 C
Khi đó hiệu điện thế hai đầu tụ điện thứ hai:
\({U_2} = \frac{{{Q_2}}}{{{C_2}}} = \frac{{{{3.10}^{ - 5}}}}{{0,{{6.10}^{ - 6}}}} = 50V\)
Vậy hiệu điện thế \(U=50V\)
b) Vì hai tụ ghép song song nên : \({U_1} = {U_2} = U = 50V\)
Điện tích của tụ C1:
\({Q_1} = {C_1}.{U_1} = 0,{4.10^{ - 6}}.50 = {2.10^{ - 5}}C\)
Đáp số: \(U = 50V;{\rm{ }}{Q_1} = {2.10^{ - 5}}C\)
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
-
Q là một điện tích điểm âm đặt tại điểm O. M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q với OM = 10cm và ON = 20cm.
bởi Thúy Vân 02/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm thì F và q là gì ?
bởi thanh duy 02/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chỉ ra công thức của định luật Cu-lông trong chân không.
bởi Anh Trần 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một giọt dầu nằm lơ lửng trong điện trường của một tụ điện phẳng. Đường kính của giọt dầu là 0,5 mm. Khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m3. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 1 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 220 V ; bản phía trên là bản dương.
bởi Lê Tấn Thanh 02/01/2022
a) Tính điện tích của giọt dầu.
b) Đột nhiên đổi dấu của hiệu điện thế. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào ? Tính gia tốc của giọt dầu. Lấy g = 10 m/s2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tích điện cho tụ điện C1, điện dung 20 μF, dưới hiệu điện thế 200 V. Sau đó nối tụ điện C1 với tụ điện C2, có điện dung 10 μF, chưa tích điện. Sử dụng định luật bảo toàn điện tích, hãy tính điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện sau khi nối với nhau.
bởi Kim Ngan 02/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.
bởi Mai Thuy 02/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1 000 pF và khoảng cách giữa hai bản là d = 1 mm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V.
bởi Nguyen Dat 02/01/2022
a) Tính điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện.
b) Sau đó, ngắt tụ điện ra khỏi nguồn điện và thay đổi khoảng cách d giữa hai bản. Hỏi ta sẽ tốn công khi tăng hay khi giảm d ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một tụ điện có điện dung 20 μF, được tích điện dưới hiệu điện thế 40 V. Điện tích của tụ sẽ là bao nhiêu ?
bởi Thùy Trang 02/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trường hợp nào ta có một tụ điện ?
bởi thanh hằng 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Cho 2 tụ C1 = 35μF/35V ; C2 = 50μF/25V mắc song song. Tính điện dung tương đương (Ctđ) và điện áp làm việc (Uwv)?
bởi Koi Koipe 25/12/2021
Cho 2 tụ C1 = 35μF/35V ; C2 = 50μF/25V mắc song song. Tính điện dung tương đương (Ctđ) và điện áp làm việc (Uwv)
Theo dõi (0) 0 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 36 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 37 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 37 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 8 trang 37 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 6.1 trang 13 SBT Vật lý 11
Bài tập 6.2 trang 13 SBT Vật lý 11
Bài tập 6.3 trang 14 SBT Vật lý 11
Bài tập 6.4 trang 14 SBT Vật lý 11
Bài tập 6.5 trang 14 SBT Vật lý 11
Bài tập 6.6 trang 14 SBT Vật lý 11
Bài tập 6.7 trang 14 SBT Vật lý 11
Bài tập 6.8 trang 14 SBT Vật lý 11