Giải bài 6 tr 133 sách GK Lý lớp 11
Hai dòng điện đồng phẳng: dòng thứ nhất thẳng dài, \(I_1 = 2A\); dòng thứ hai hình tròn, tâm O cách dòng thứ nhất \(R_2 = 40 cm\), bán kính = 20 cm, \(I_2 = 2A\). Xác định cảm ứng từ tại \({O_2}\) .
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 6
Nhận định và phương pháp:
Bài 6 là dạng bài xác định cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải theo các bước như sau:
-
Bước 1: Xác định cảm ứng từ tại \({O_2}\) do dòng điện \({I_1}\) gây ra: \({B_1} = {2.10^{ - 7}}.\frac{{{I_1}}}{{{r_1}}}\)
-
Bước 2: Xác định cảm ứng từ tại \({O_2}\) do dòng điện \({I_2}\) gây ra: \({B_2} = {2.10^{ - 7}}\pi .\frac{{{I_2}}}{{{r_2}}}\)
-
Bước 3: Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại \({O_2}\) : \(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \)
-
Bước 4: Thay số và tính toán để tìm B ứng với từng trường hợp \(\overrightarrow {{B_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{B_2}} \) và \(\overrightarrow {{B_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{B_2}} \)
-
Lời giải:
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 6 như sau:
-
Ta có:
-
Cảm ứng từ tại O2 do dòng điện I1 gây ra: \({B_1} = {2.10^{ - 7}}.\frac{{{I_1}}}{{{r_1}}} = \,{2.10^{ - 7}}.\frac{2}{{0,4}} = {10^{ - 6}}(T)\)
-
Cảm ứng từ tại O2 do dòng điện I2 gây ra: \({B_2} = {2.10^{ - 7}}\pi .\frac{{{I_2}}}{{{r_2}}} = \,{2.10^{ - 7}}\pi .\frac{2}{{0,2}} = 6,{28.10^{ - 6}}(T)\)
-
Cảm ứng từ tổng hợp tại O2 : \(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \)
-
• Trường hợp dòng điện trong vòng dây thứ hai chạy theo chiều kim đồng hồ:
Vì \(\overrightarrow {{B_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{B_2}} \) nên \(B = {B_1} + {B_2} = 7,{28.10^{ - 6}}(T)\)
• Trường hợp dòng điện trong vòng dây thứ hai chạy ngược chiều kim đồng hồ (như hình 21.3b).
Vì \(\overrightarrow {{B_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{B_2}} \) nên \(B = {B_1} - {B_2} = 5,{28.10^{ - 6}}(T)\)
-
Vậy, \(B = 7,{28.10^{ - 6}}(T)\) hoặc \(B = 5,{28.10^{ - 6}}(T)\)
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Video hướng dẫn giải Bài tập 6 SGK
-
Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?
bởi Hoàng giang 20/04/2022
A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.
D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất \({{n}_{1}}=1,5\); có thiết diện là hình chữ nhật ABCD (AB rất lớn so với AD), mặt đáy AB tiếp xúc với một chất lỏng có chiết suất \({{n}_{2}}=\sqrt{2}\). Chiếu tia sáng SI nằm trong mặt phẳng ABCD tới mặt AD sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ trong thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K. Tính giá trị lớn nhất của góc tới \(i\) để có phản xạ toàn phần tại K.
bởi Anh Nguyễn 14/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thả nổi trên mặt nước một đĩa nhẹ, chắn sáng, hình tròn. Mắt người quan sát đặt trên mặt nước sẽ không thấy được vật sáng ở đáy chậu khi bán kính đĩa không nhỏ hơn 20 cm. Tính chiều sâu của lớp nước trong chậu. Biết rằng vật và tâm đĩa nằm trên đường thẳng đứng và chiết suất của nước là \(n=\frac{4}{3}\).
bởi Bùi Anh Tuấn 14/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí, từ nước sang không khí và từ thủy tinh sang nước. Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5; của nước là \(\frac{4}{3}\)
bởi Lê Minh Hải 14/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính vận tốc của ánh sáng truyền trong môi trường nước. Biết tia sáng truyền từ không khí với góc tới là \(i=60{}^\circ \) thì góc khúc xạ trong nước là \(r=40{}^\circ \). Lấy vận tốc ánh sáng ngoài không khí \(c={{3.10}^{8}}m/s\).
bởi Tieu Dong 14/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính vận tốc của ánh sáng trong thủy tinh. Biết thủy tinh có chiết suất \(n=1,6\) và vận tốc ánh sáng trong chân không là \(c={{3.10}^{8}}m/s\)
bởi Trịnh Lan Trinh 14/04/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 133 SGK Vật lý 11
Bài tập 5 trang 133 SGK Vật lý 11
Bài tập 7 trang 133 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 21.1 trang 52 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.2 trang 52 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.3 trang 52 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.4 trang 52 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.5 trang 53 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.6 trang 53 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.7 trang 53 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.8 trang 53 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.9 trang 53 SBT Vật lý 11
Bài tập 21.10 trang 53 SBT Vật lý 11