Giải bài 3 tr 203 sách GK Lý lớp 11
Nêu đặc điểm và cách khắc phục đối với:
- Mắt cận;
- Mắt viễn;
- Mắt lão.
Có phải người lớn tuổi bị viễn thị không? Giải thích.
Gợi ý trả lời bài 3
Mắt cận và cách khắc phục
-
Đặc điểm
-
Độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới.
-
\(f_m_a_x < OV.\)
-
\(OC_v\) hữu hạn.
-
Không nhìn rỏ các vật ở xa.
-
\(C_c\) ở rất gần mắt hơn bình thường.
-
-
Cách khắc phục
-
Đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rỏ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.
-
Tiêu cự của thấu kính cần đeo (nếu coi kính đeo sát mắt) là : \(f_k = -OC_v\) .
-
Mắt viễn và cách khắc phục
-
Đặc điểm
-
Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới.
-
\(f_m_a_x\) > OV.
-
Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết.
-
\(C_c\) ở rất xa mắt hơn bình thường.
-
-
Cách khắc phục
-
Đeo một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp để:
-
Hoặc nhìn rõ các vật ở xa mà không phải điều tiết mắt.
-
Hoặc nhìn rõ được vật ở gần như mắt bình thường (ảnh ảo của điểm gần nhất muốn quan sát qua thấu kính hiện ra ở điểm cực cận của mắt).
-
-
Mắt lão và cách khắc phục
-
Với hầu hết mọi người, kể từ tuổi trung niên, khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh trở nên cứng hơn. Hậu quả là điểm cực cận Cc dời xa mắt. Đó là tật lão thị (mắt lão). Không nên coi mắt lão là mắt viễn. Mắt không tật, mắt cận hay mắt viễn khi lớn tuổi đều có thêm tật lão thị.
-
Để khắc phục tật lão thị, phải đeo kính hội tụ tương tự như người viễn thị.
-
Đặc biệt, người có mắt cận khi lớn tuổi thường phải:
-
Đeo kính phân kỳ để nhìn xa.
-
Đeo kính hội tụ để nhìn gần.
-
-
Người ta thường thực hiện loại "kính hai tròng" có phần trên phân kỳ và phần dưới hội tụ.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Video hướng dẫn giải bài 3 SGK
-
Một vật nhỏ AB cao 0,02 cm đặt trước thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 2 cm, cách thấu kính một khoảng d1 = 4/3 cm. Phía sau thấu kính O1 đặt đồng trục một thấu kỉnh hội tụ O2 tiêu cự f2 = 6 cm và hai thấu cách nhau một khoảng 0,8 cm. Một người quan sát mắt có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 20 cm đến vô cùng, đặt mắt sát sau O2 để quan sát ảnh của vật AB qua hệ. Người đó?
bởi Bảo Hân 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ O1 có tiêu cự f1 = 30 cm và cách thấu kính một khoảng d1. Phía sau O1 một khoảng 34 cm đặt đồng trục một thấu kính O2 có tiêu cự f2 = 4 cm. Một người có điểm cực viễn xa vô cùng và điểm cực cận cách mắt 20 cm nhìn đặt mắt sát tại vào O2 để quan sát ảnh của AB qua hệ thấu kính trong trạng thái điều tiết tối đa thì d1 bằng ?
bởi My Van 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mắt của một người có quang tâm cách võng mạc khoảng 1,62 cm. Tiêu cự thể thủy tinh thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,60 cm và f2 = 1,53 cm. Nếu ghép sát đồng trục vào mắt một thấu kính thì mắt nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết. Lúc này, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu?
bởi Thanh Thanh 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mắt của một người có quang tâm cách võng mạc khoảng 1,52 cm. Tiêu cự thể thủy tinh thay đổi giữa hai giá trị fl = 1,500 cm và f2 = 1,415 cm. Độ tụ của thấu kính phải ghép sát vào mắt để mắt nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết là DK. Giá trị của DK gần giá trị nào ?
bởi Nguyễn Hồng Tiến 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mắt của một người có tiêu cự của thể thuỷ tinh là 18 mm khi không điều tiết. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 15 mm. Xác định tiêu cự của thấu kính phải mang để mắt thấy vật ở vô cực không điều tiết (kính ghép sát mắt).
bởi ngọc trang 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người khi đeo kính có độ tụ +2 dp có thể nhìn rõ các vật gần nhất cách mắt 27 cm với góc trông A. Biết kínn đeo cách mắt 2 cm. Nếu cất kính đi đưa vật đến điểm cực cận của mắt thì nhìn thấy vật với góc trông ao. Tỉ số a/ao gần giá trị nào ?
bởi Meo Thi 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người cận thị về già chỉ có thể nhìn rõ những vật nằm trong khoảng cách mắt từ 50 cm đến 125 cm. Để nhìn rõ những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết người đó phải đeo kính sát mắt có độ tụ D1. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25 cm người đó phải dán thêm vào D1 một thấu kính mỏng đồng trục có độ tụ D’ gần giá trị nào nhất? Biết hai thấu kính ghép sát đồng trục có thể thay thể bằng thấu kính tưong đương có độ tụ bằng tổng độ tụ của hai thấu kính trên.
bởi Vu Thy 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 2 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 4 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 5 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 6 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 7 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 8 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 9 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 10 trang 203 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 31.1 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.2 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.3 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.4 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.5 trang 86 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.6 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.7 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.8 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.9 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.10 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.11 trang 87 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.12 trang 88 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.13 trang 88 SBT Vật lý 11
Bài tập 31.14 trang 88 SBT Vật lý 11