Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 31 Mắt giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 203 SGK Vật lý 11
Trình bày cấu tạo của mắt về phương diện quang học.
-
Bài tập 2 trang 203 SGK Vật lý 11
Trình bày các hoạt động và các đặc điểm sau của mắt:
- Điều tiết;
- Điểm cực cận;
- Điểm cực viễn;
- Khoảng nhìn rõ.
-
Bài tập 3 trang 203 SGK Vật lý 11
Nêu đặc điểm và cách khắc phục đối với:
- Mắt cận;
- Mắt viễn;
- Mắt lão.
Có phải người lớn tuổi bị viễn thị không? Giải thích.
-
Bài tập 4 trang 203 SGK Vật lý 11
Năng suất phân li của mắt là gì?
-
Bài tập 5 trang 203 SGK Vật lý 11
Trình bày lưu ảnh của mắt và các ứng dụng.
-
Bài tập 6 trang 203 SGK Vật lý 11
Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ Hình 31.11:
O: Quang tâm của mắt;
V: điểm vàng trên màng lưới.
Quy ước đặt:
1: Mắt bình thường về già;
2: Mắt cận;
3: Mắt viễn.
Mắt loại nào có điểm cực viễn Cv ở vô cực ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 1 và 3.
-
Bài tập 7 trang 203 SGK Vật lý 11
Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ Hình 31.11:
O: Quang tâm của mắt;
V: điểm vàng trên màng lưới.
Quy ước đặt:
1: Mắt bình thường về già;
2: Mắt cận;
3: Mắt viễn.
Mắt loại nào có \(f_{max} > OV\)?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không loại nào.
-
Bài tập 8 trang 203 SGK Vật lý 11
Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ Hình 31.11:
O: Quang tâm của mắt;
V: điểm vàng trên màng lưới.
Quy ước đặt:
1: Mắt bình thường về già;
2: Mắt cận;
3: Mắt viễn.
Mắt loại nào phải đeo kính hội tụ ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 1 và 3
-
Bài tập 9 trang 203 SGK Vật lý 11
Mắt của một người có điểm cực viễn Cv cách mắt 50cm.
a) Mắt người này bị tật gì?
b) Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? (kính đeo sát mắt).
c) Điểm Cc cách mắt 10cm, khi đeo kính mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? (kính sát mắt).
-
Bài tập 10 trang 203 SGK Vật lý 11
Một mắt bình thường về già khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1 dp.
a) Xác định điếm cực cận và cực viễn.
b) Tính độ tụ của thâu kính phải mang (cách mắt 2cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25cm không điều tiết.
-
Bài tập 1 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Câu nào là đúng.
A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ
C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và màng lưới tương đương với một thấu kính hội tụ.
D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, màng lưới và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.
-
Bài tập 2 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng.
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thể thuỷ tinh để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thuỷ tinh và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thể thuỷ tinh và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thể thuỷ tinh, khoảng cách giữa thể tìiuỷ tinh và màng lưới để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới.
-
Bài tập 3 trang 253 SGK Vật lý 11 nâng cao
Trên một tờ giấy vẽ hai vạch cách nhau 1mm (Hình 50.5).
Đưa tờ giấy ra xa mắt dần cho đến khi thấy hai vạch đó như nằm trên một đường thẳng. Xác định gần đúng khoảng cách từ mắt đến tờ giấy và suy ra năng suất phân li của mắt mình.
-
Bài tập 31.1 trang 86 SBT Vật lý 11
Trong quá trình điều tiết của mắt thì
A. khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận sẽ thay đổi.
B. khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn sẽ thay đổi.
C. khoảng cách từ thể thủy tinh đến võng mạc sẽ thay đổi.
D. độ tụ của mắt sẽ thay đổi.
-
Bài tập 31.2 trang 86 SBT Vật lý 11
Gọi OV là khoảng cách từ thể thủy tinh đến võng mạc; fmax và fmin là các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của tiêu cực của mắt. Đối với mắt tốt (không có tật) thì
A. fmax > OV B. fmax = OV
C. fmax < OV D. fmin = OV
-
Bài tập 31.3 trang 86 SBT Vật lý 11
Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận Cc được tạo ra ở đâu ?
A. Tại điểm vàng V.
B. Trước điểm vàng V.
C. Sau điểm vàng V.
D. Không xác định được vì không có ảnh.
-
Bài tập 31.4 trang 86 SBT Vật lý 11
Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn Cv được tạo ra tại đâu ?
A. Tại điểm vàng V.
B. Trước điểm vàng V.
C. Sau điểm vàng V.
D. Không xác định được vì không có ảnh.
-
Bài tập 31.5 trang 86 SBT Vật lý 11
Đặt độ tụ của các loại mắt như sau ở trạng thái không điều tiết :
D1 : Mắt bình thường (không tật) ; D2 : Mắt cận ; D3 : Mắt viễn
Coi khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến võng mạc là như nhau. So sánh các độ tụ này ta có kết quả nào ?
A. D1 > D2 > D3. B. D2 > D1 > D3.
C. D3 > D1 > D2. D. Một kết quả khác A, B, C.
-
Bài tập 31.6 trang 87 SBT Vật lý 11
* Xét một mắt cận được mô tả ở Hình 31.1. Dùng các giả thiết đã cho để chọn đáp án đúng ở các câu hỏi từ 31.6 đến 31.9.
Bài 31.6 trang 87 Sách bài tập Vật Lí 11: Vật có vị trí nào kể sau thì ảnh tạo bởi mắt hiện ra ở điểm vàng V ?
A. Tại Cv khi mắt điều tiết tối đa.
B. Tại Cc khi mắt không điểu tiết.
C. Tại một điểm trong khoảng CvCc khi mắt điều tiết thích hợp.
D. Một vị trí khác với A, B, C.
-
Bài tập 31.7 trang 87 SBT Vật lý 11
Để có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không điều tiết, thì kính phải đeo sát mắt là kính phân kì có độ lớn của tiêu cự là :
A. |f| = OCV. B. |f| = OCc.
C. |f| = CvCc. D. |f| = OV
-
Bài tập 31.8 trang 87 SBT Vật lý 11
Khi đeo kính để đạt yêu cầu như ở câu 31.7 thì điểm gần nhất mà mắt nhìn thấy là điểm nào ?
A. Vẫn là điểm Cc.
B. Một điểm ở trong đoạn OCc.
C. Một điểm ở trong đoạn CcCv.
D. Một điểm ở ngoài đoạn OCV.
-
Bài tập 31.9 trang 87 SBT Vật lý 11
Người này mua nhầm kính nên khi đeo kính sát mắt thì hoàn toàn không nhìn thấy gì. Có thể kết luận thế nào về kính này ?
A. Kính hội tụ có f > OCv.
B. Kính hội tụ có f < OCC
C. Kính phân kì có |f| > OCv.
D. Kính phân kì có |f| < OCc.
-
Bài tập 31.10 trang 87 SBT Vật lý 11
Một người mắt cận đeo sát mắt kính -2 dp thì nhìn thấy rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. Điểm Cc khi không đeo kính cách mắt 10 cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy được điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
A. 12,5 cm. B. 20 cm.
C. 25 cm. D. 50 cm.
-
Bài tập 31.11 trang 87 SBT Vật lý 11
Một người lớn tuổi có mắt không bị tật. Điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi người này điều tiết tối đa thì độ tụ của mắt tăng thêm bao nhiêu ?
A. 5 dp. B. 2,5 dp.
C. 2 dp. D. Một giá trị khác A, B, C.
-
Bài tập 31.12 trang 88 SBT Vật lý 11
Mắt của một người có tiêu cự của thể thuỷ tinh là 18 mm khi không điều tiết.
a) Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 15 mm. Mắt bị tật gì ?
b) Xác định tiêu cự và độ tụ của thấu kính phải mang để mắt thấy vật ở vô cực không điều tiết (kính ghép sát mắt).
-
Bài tập 31.13 trang 88 SBT Vật lý 11
Mắt của một người có quang tâm cách võng mạc khoảng d’ = 1,52 cm. Tiêu cự thể thuỷ tinh thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,500 cm và f2 = 1,415 cm.
a) Xác định khoảng nhìn rõ của mắt.
b) Tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính phải ghép sát vào mắt để mắt nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết.
c) Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
-
Bài tập 31.14 trang 88 SBT Vật lý 11
Mắt của một người có điểm cực viễn và cực cận cách mắt lần lượt là 0,5 m và 0,15 m.
a) Người này bị tật gì vể mắt ?
b) Phải ghép sát vào mắt thấu kính có độ tụ bao nhiêu để nhìn thấy vật đặt cách mắt 20 m không điều tiết ?
-
Bài tập 31.15 trang 89 SBT Vật lý 11
Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa. Muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27 cm thì phải đeo kính + 2,5 dp cách mắt 2 cm.
a) Xác định các điểm Cc và Cv của mắt.
b) Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ các vật ở trong khoảng nào ?
-
Bài tập 31.16 trang 89 SBT Vật lý 11
Mắt của một người cận thị có điểm Cv cách mắt 20 cm.
a) Để khắc phục tật này, người đó phải đeo kính gì, độ tụ bao nhiêu để nhìn rõ các vật ở xa vô cùng ?
b) Người này muốn đọc một thông báo cách mắt 40 cm nhưng không có kính cận mà lại sử dụng một thấu kính phân kì có tiêu cự 15 cm. Để đọc được thông báo trên mà không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kì cách mắt bao nhiêu ?