Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 13 Lực ma sát giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 78 SGK Vật lý 10
Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt?
-
Bài tập 2 trang 78 SGK Vật lý 10
Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt?
-
Bài tập 3 trang 78 SGK Vật lý 10
Nêu những đặc điểm của ma sát nghỉ?
-
Bài tập 4 trang 78 SGK Vật lý 10
Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng ?
A. \(\small \overrightarrow{F}_{ms} = \mu t. N\)
B. \(\small F_{ms} = \mu t. \overrightarrow{N}\)
C. \(\small \overrightarrow{F}_{ms} = \mu t. \overrightarrow{N}\)
D. \(\small F_{ms} = \mu t. N\)
-
Bài tập 5 trang 78 SGK Vật lý 10
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang có chịu lực ma sát nghỉ hay không?
-
Bài tập 6 trang 79 SGK Vật lý 10
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không thay đổi
D. Không biết được
-
Bài tập 7 trang 79 SGK Vật lý 10
Một vận động viên môn hốc cây ( môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu thì dừng lại?
A. 39m
B. 45m
C. 51m
D. 57m
-
Bài tập 8 trang 79 SGK Vật lý 10
Một tủ lạnh có trọng lượng 890N chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,51. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Với lực đẩy tìm được có thể làm cho tủ lạnh chuyển động từ trạng thái nghỉ được không?
-
Bài tập 1 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Hãy chọn câu đúng
Chiều của lực ma sát nghỉ
A. Ngược chiều với vận tốc của vật
B. Ngược chiều với gia tốc của vật
C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
D. Vuông góc với mặt tiếp xúc.
-
Bài tập 2 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt
A. \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = {\mu _1}\vec N\)
B. \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = - {\mu _1}\vec N\)
C. \(\overrightarrow {{F_{mst}}} \le {\mu _1}N\)
D. \({F_{mst}} = {\mu _1}N\)
-
Bài tập 3 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chuyển đông thẳng đều trên đường. hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực phát động đặt vào xe.
-
Bài tập 4 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một xe ô tô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v0 = 100km/h thì hãm lại. Hãy tính quãng đường ngắn nhất mà ô tô có thể đi cho tới lúc dừng lại trong hai trường hợp:
a) Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là μt = 0,7.
b) Đường ướt μt = 0,5.
-
Bài tập 5 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang (hình 20.6). Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μt = 0,3. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 2N có phương nằm ngang.
a) Tính quãng đường vật đi được sau 1s.
b) Sau đó, lực F ngừng tác động. Tính quãng đường vật đi tiếp cho tới lúc dừng lại.
-
Bài tập 13.1 trang 32 SBT Vật lý 10
Câu nào đúng ?
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có
A. lực ma sát.
B. phản lực.
C. lực tác dụng ban đầu.
D. quán tính.
-
Bài tập 13.2 trang 32 SBT Vật lý 10
Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 20 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,40. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại ? Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 39 m. B. 45 m.
C. 51 m. D. 57 m.
-
Bài tập 13.3 trang 32 SBT Vật lý 10
Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu diện tích hai mặt tiếp xúc tăng lên ?
A. Tăng lên. B. Giảm đi
C. Không thay đổi. D. Không biết được.
-
Bài tập 13.4 trang 32 SBT Vật lý 10
Một người đứng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào ?
A. Trọng lực. B. Lực đàn hồi.
c. Lực ma sát. D. Trọng lực và lực ma sát.
-
Bài tập 13.5 trang 33 SBT Vật lý 10
Hùng và Dũng cùng nhau đẩy một thùng hàng chuyển động thảng trên sàn nhà. Thùng hàng có khối lượng 120 kg. Hùng đẩy với một lực 400 N. Dũng đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là µt = 0,2. Hỏi gia tốc của thùng bằng bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2.
A. 0,038 m/s2. B. 0,38 m/s2.
C. 3,8 m/s2. D. 4,6 m/s2.
-
Bài tập 13.6 trang 33 SBT Vật lý 10
Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là µt = 0,3. Hỏi hộp đi được một đoạn đường bằng bao nhiêu ? Lấy g = 9,8 m/s2
-
Bài tập 13.7 trang 33 SBT Vật lý 10
a) Vì sao đế dép, lốp ô tô, lốp xe đạp phải khía ở mặt cao su ?
b) Vì sao quần áo đã là lại lâu bẩn hơn không là ?
c) Vì sao cán cuốc khô khó cầm hơn cán cuốc ẩm ướt ?
-
Bài tập 13.8 trang 33 SBT Vật lý 10
Đặt một vật lên mặt bàn nằm ngang rồi tác dụng vào vật một lực theo phương ngang, ta thấy vật không chuyển động. Hãy giải thích tại sao.
-
Bài tập 13.9 trang 33 SBT Vật lý 10
Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Tính gia tốc của thùng. Lấy g = 9,8 m/s2.
-
Bài tập 13.10 trang 33 SBT Vật lý 10
Một ô tô có khối lượng 800 kg có thể đạt được tốc độ 20 m/s trong 36 s vào lúc khởi hành.
a) Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực nào và có độ lớn bằng bao nhiêu ?
b) Tính tỉ số giữa độ lớn của lực tăng tốc và trọng lượng của xe.