Giải bài 6 tr 118 sách GK Lý lớp 10
Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5cm và có độ lớn \(F_A = F_B = 1N\) (hình 22.6a).
a) Tính momen của ngẫu lực.
b) Thanh quay đi một góc \(\alpha = 30^o\). Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 6
Nhận định và phương pháp:
Bài 6 là dạng bài xác định momen của ngẫu lực
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải như sau:
-
Bước 1: Vẽ hình và phân tích các lực tác dụng lên vật
-
Bước 2: Áp dụng công thức tính momen của một ngẫu lực: M = Fd.
-
Bước 3: Thay số tính toán ứng với mỗi trường hợp , rút ra kết quả
-
Lời giải:
-
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 6 như sau:
-
Thanh AB chịu tác dụng của các lực được biểu diễn trên hình vẽ.
Câu a:
-
Áp dụng công thức:
\(M=F.d = 1. 4,5.10^{-2 }\)
\(M = 45. 10^{-3} (N.m)\)
Câu b:
-
Áp dụng công thức:
\(M = Fd = F BI\)
-
Trong ∆AIB: \(cos\alpha =\frac{BI}{AB} \Rightarrow BI = AB cos\alpha\)
\(\Rightarrow M = F. AB.cos\alpha\)
\(= 1. 4,5.10^{-2} .cos30^o = 4,5.\frac{\sqrt{3}}{2}. 10^{-2}\)
\( \Rightarrow M = 3,{897.10^{ - 2}}(N.m)\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Video hướng dẫn giải Bài tập 6 SGK
-
Phát biểu nào sau đây không đúng về ngẫu lực?
bởi Van Tho 22/01/2021
A. hệ hai lực song song, ngược chiều cùng tác dụng một vật gọi là ngẫu lực
B. ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến
C. momen của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực
D. momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1N (Hình 22.6a).
bởi Kim Xuyen 22/01/2021
a) Tính momen của ngẫu lực.
b) Thanh quay đi một góc α = 30o. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (Hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một ngẫu lực gồm có hai lực F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen ngẫu lực này là:
bởi Sasu ka 22/01/2021
A. (F1 – F2)d.
B. 2Fd
C. Fd
D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là:
bởi Lê Nhật Minh 21/01/2021
A. 100 N.m ;
B. 2,0 N.m ;
C. 0,5 N.m ;
D. 1,0 N.m.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?
bởi Nguyen Ngoc 21/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn?
bởi Lan Anh 21/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời