Bài tập 3 trang 103 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một ô tô khối lượng m = 1200kg (coi là chất điểm), chuyển động với vận tốc 36km/h trên chiếc cầu vồng nên coi như cung tròn có bán kính R = 50m (hình 22.10). Tính áp lực của ô tô vào mặt cầu tại thời điểm cao nhất? Nếu cầu võng xuống (các số liệu vẫn giữ như trên) thì áp lực của ô tô vào mặt cầu tại điểm thấp nhất là bao nhiêu? So sánh hai đáp số và nhận xét.
Hướng dẫn giải chi tiết
Coi xe là vật chuyển dộng tròn đều trên cung tròn tâm O bán kính R. Lực phát động cân bằng với lực ma sát. Ở vị trí cao nhất \(\vec P;\vec N\) đều thẳng đứng, qua O nên
\(m\overrightarrow {{a_{ht}}} = \overrightarrow {{F_{ht}}} = \vec P + \vec N{\mkern 1mu} (1)\)
Chọn chiều dương hướng tâm thì:
\(\begin{array}{l} (1){\mkern 1mu} = > \frac{{m{v^2}}}{R} = P - N = mg - N\\ = > N = m\left( {g - \frac{{{v^2}}}{R}} \right) = 1200\left( {9,81 - \frac{{{{10}^2}}}{{50}}} \right)\\ = > N = 9372{\mkern 1mu} (N) \end{array}\)
Theo định luật III Niu Tơn: Áp lực của ô tô vào mặt cầu tại điểm cao nhất là:
\(N' = N = 9372{\mkern 1mu} N < mg\)
Ở vị trí thấp nhất của cầu võng thì
\(\begin{array}{l} \frac{{m{v^2}}}{R} = N - P = N - mg\\ \Rightarrow N' = N = m(g + \frac{{{v^2}}}{R}){\mkern 1mu} = 14172{\mkern 1mu} N > mg \end{array}\)
Nhận xét :
+ Trường hợp cầu vồng, khi qua chỗ cao nhất, áp lực của ô tô lên cầu nhỏ hơn trọng lực của nó.
+ Trường hợp cầu võng, khi qua vị trí thấp nhất, áp lực của ô tô lên cầu lớn hơn trọng lực của nó.
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
-
Trong thiết bị ở Hình 2.13, bình hình trụ có bán kính r = 10 cm. Ta để một vật nhỏ áp vào thành trong của bình. Hệ số ma sát nghỉ giữa thành bình và vật là \({\mu _n} = 0,3\). Hỏi số vòng quay trong một phút của bình hình trụ phải như thế nào để vật bám được vào thành bình mà không bị rơi.
bởi Ho Ngoc Ha 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một vật được đặt ở mép một chiếc bàn xoay. Hỏi số vòng quay trong 1 s của bàn bằng bao nhiêu thì vật sẽ văng ra khỏi bàn? Cho biết bàn hình tròn có bán kính r = 0,4 m, hệ số ma sát nghỉ bằng 0,4 và g = 10m/s2.
bởi Hoa Hong 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một lò xo có các vòng giống hệt nhau, có chiều dài tự nhiên là l0 = 24cm, độ cứng k =100N/m. Người ta cắt lò xo này thành hai lò xo có chiều dài tự nhiên l1 = 8 cm, l2 = 16cm. Tính độ cứng k1, k2 của mỗi lò xo tạo thành.
bởi Dang Tung 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai lò xo L1, L2 có độ cứng k1, k2 được móc vào nhau như hình vẽ. Nếu kéo đầu C ra bằng một lực F, hệ lò xo dãn một đoạn \(\Delta l\). Người ta gọi lò xo mà khi bị kéo ra với lực F cũng bị dãn một đoạn \(\Delta l\) như hệ trên là lò xo tương đương với hệ trên. Tính độ cứng k của lò xo đó.
bởi Ban Mai 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau được bố trí như Hình 2.8. Độ cứng của lò xo A là 100N/m. Khi kéo đầu tự do của lò xo B ra, lò xo A dãn 5cm, lò xo B dãn 1 cm. Tính độ cứng của lò xo B.
bởi Song Thu 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ một đỉnh tháp cao 12 m so với mặt đất, người ta ném một hòn đá với vận tốc ban đầu v0 = 15 m/s, theo phương hợp với phương nằm ngang một góc \(\alpha = {45^0}\). Xác định phương, chiều, độ lớn của vận tốc hòn đá khi nó chạm đất. Bỏ qua lực cản của không khí.
bởi hai trieu 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 102 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 102 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 103 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 14.1 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 14.2 trang 34 SBT Vật lý 10
Bài tập 14.3 trang 34 SBT Vật lý 10
Bài tập 14.4 trang 34 SBT Vật lý 10
Bài tập 14.5 trang 34 SBT Vật lý 10
Bài tập 14.6 trang 34 SBT Vật lý 10
Bài tập 14.7 trang 34 SBT Vật lý 10
Bài tập 14.8 trang 35 SBT Vật lý 10