Bài tập 2 trang 262 SGK Vật lý 10 nâng cao
Để xác định hệ số căng bề mặt của nước, người ta dùng một ống nhỏ giọt mà đầu dưới của ống có đường kính trong lá 2mm. Khối lượng của 40 giọt nước nhỏ xuống là 1,9g. Hãy tính hệ số căng bề mặt của nước nếu coi trọng lượng của mỗi giọt nước rơi xuống vừa đúng bằng lực căng bề mặt đặt lên vòng tròn trong ở đầu dưới của ống nhỏ giọt.
Hướng dẫn giải chi tiết
Khối lượng của \(n=40\) giọt là \(m=1,9(g)\)
Trọng lượng của một giọt nước khi rơi :
\(P = {m_1}g = \frac{{mg}}{n}\)
Chiều dài đường giới hạn: \(l = \pi d\)
Độ lớn của lực căng bề mặt: \(F = \sigma l = \sigma \pi d\)
Điều kiện cân bằng lực tác dụng lên giọt nước ngay trước khi rơi là:
\(\begin{array}{l} F = P\\ \Leftrightarrow \sigma \pi d = \frac{{mg}}{n}\\ \Rightarrow \sigma = \frac{{mg}}{{n\pi d}} = \frac{{1,{{9.10}^{ - 3}}.9,8}}{{40.3,{{14.2.10}^{ - 3}}}} = 0,074(N/m) \end{array}\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
-
Giải thích giúp mình đc ko ạ
Ngòi bút máy thường có xẻ dọc một rãnh nhỏ. Rãnh này có tác dụng gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Câu "Nước đổ đầu vịt" có liên hệ gì với hiện tượng vật lí không? Đó là hiện tượng nào?
bởi Nguyễn Ngọc Sơn
20/03/2018
Dân gian có câu "Nước đổ đầu vịt" dùng cho những người không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô. Câu này có liên hệ gì với hiện tượng vật lí không? Đó là hiện tượng nào?
Theo dõi (0) 2 Trả lời