Bài học
Ở chương 7 môn Vật lý 10 này, chúng ta sẽ nghiên cứu các kiến thức về Chất Rắn Và Chất Lỏng. Sự Chuyển Thể, cụ thể đó là các kiến thức về chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình, biến dạng cơ và sự nở vì nhiệt của vật rắn, chất lỏng, các hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng, sự chuyển thể của các chất...từ đó giúp các em học sinh dễ dàng nắm được các công thức, vận dụng và biến đổi công thức để nâng cao kỹ năng giải bài tập ... Học247 đã tổng hợp và biên soạn lại nội dung đầy đủ của chương 7 qua các phần tóm tắt lý thuyết trọng tâm, các ví dụ tương ứng có hướng dẫn giải chi tiết, phương pháp giải các bài tập SGK và đặc biệt là các đề thi trắc nghiệm online hoàn toàn miễn phí để các em có thể làm bài thi trực tiếp trên hệ thống. Mời các em cùng theo dõi.
-
Vật lý 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Các chất rắn được phân thành 2 loại: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Vậy thì cách phân loại này dựa trên những đặc điểm gì về cấu trúc và tính chất của các chất rắn? Câu trả lời dành cho chúng ta sẽ nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. -
Vật lý 10 Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn
Bình thường, vật rắn luôn giữ nguyên kích thước và hình dạng của nó. Nhưng khi vật rắn chịu tác dụng của ngoại lực đủ lớn thì kích thước và hình dạng của nó bị thay đổi, hay ta còn gọi là vật bị biến dạng. Vậy thì sự biến dạng này có những đặc điểm gì và tuân theo những quy luật nào ? Chúng ta sẽ được biết đến sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn- Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn
- Giải bài tập SGK Bài 35 Vật lý 10 Cơ bản & Nâng cao
- Hỏi đáp về Biến dạng cơ của vật rắn - Vật lý 10
10 trắc nghiệm 12 bài tập 28 hỏi đáp
-
Vật lý 10 Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Ở bài học trước, chúng ta đã đi nghiên cứu sự thay đổi về kích thước và hình dạng của vật rắn khi vật rắn chịu tác dụng của ngoại lực, gọi là sự biến dạng cơ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu một trường hợp khác về sự biến dạng của vật rắn: đó là khi vật rắn chịu tác dụng của nhiệt độ đủ lớn. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn- Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- Giải bài tập SGK Bài 36 Vật lý 10 Cơ bản & Nâng cao
- Hỏi đáp về Sự nở vì nhiệt của vật rắn - Vật lý 10
10 trắc nghiệm 25 bài tập 103 hỏi đáp
-
Vật lý 10 Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Tại sao chiếc kim khâu hoặc lưỡi lam có thể nổi trên mặt nước khi đặt nó nằm ngang, nhưng lại bị chìm trong nước khi đặt nó nằm nghiêng ? Tại sao bề mặt nước ở chỗ tiếp xúc với thành bình hoặc thành ống không phẳng ngang mà lại bị uốn cong thành mặt khum? Tại sao mức nước bên trong các ống nhỏ lại dâng cao hơn mặt nước bên ngoài ống? Tất cả các câu trả lời dành cho chúng ta sẽ nằm trong nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng -
Vật lý 10 Bài 38: Sự chuyển thể của các chất
Khi điều kiện tồn tại ( nhiệt độ, áp suất ) thay đổi, các chất có thể chuyển thể từ rắn sang lỏng, hoặc từ lỏng sang khí và ngược lại. Ví dụ như nước có thể bay hơi hoặc đông lại thành nước đá, các kim loại có thể hóa lỏng và bay hơi... Vậy thì sự chuyển thể ( còn gọi là chuyển pha) của các chất có những đặc điểm gì đặc biệt? Chúng ta sẽ được biết đến sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 38: Sự chuyển thể của các chất- Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38: Sự chuyển thể của các chất
- Giải bài tập SGK Bài 38 Vật lý 10 Cơ bản & Nâng cao
- Hỏi đáp về Sự chuyển thể của các chất - Vật lý 10
20 trắc nghiệm 32 bài tập 74 hỏi đáp
-
Vật lý 10 Bài 39: Độ ẩm của không khí
Khái niệm "độ ẩm không khí" thường xuất hiện trong các chuyên mục dự báo thời tiết hẳn là không hề xa lạ với chúng ta. Vậy thì nó có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta sẽ có câu trả lời sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 39: Độ ẩm của không khí- Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39: Độ ẩm của không khí
- Giải bài tập SGK Bài 39 Vật lý 10 Cơ bản & Nâng cao
- Hỏi đáp về Độ ẩm của không khí - Vật lý 10
10 trắc nghiệm 19 bài tập 56 hỏi đáp
-
Vật lý 10 Bài 40: Thực hành Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
Bài học tổng kết lại kiến thức trọng tâm của Hiện tượng căng mặt ngoài của chât lỏng cũng như một số kĩ năng tiến hành thí nghiệm. Nội dung minh họa trình bày các trình tự, kinh nghiệm tiến hành thí nghiệm, cách sử dụng các dụng cụ phòng thí nghiệm như lực kế, thước kẹp,vòng nhôm...và tính được chính xác giá trị của lực căng mặt ngoài tác dụng lên chiếc vòng, từ đó xác định hệ số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ phòng.
Chủ đề Vật Lý 10
- Chương 1: Động Học Chất Điểm
- Mở Đầu
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 1: Mở đầu
- Chủ đề 1. Mô tả chuyển động
- Chương 2: Mô tả chuyển động
- Chương 2: Động học
- Chương 3: Chuyển động biến đổi
- Chương 3: Động lực học
- Chủ đề 2. Lực và chuyển động
- Chương 4: Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn
- Chương 4: Năng lượng, công, công suất
- Chủ đề 3. Năng lượng
- Chủ đề 4. Động lượng
- Chương 5: Moment lực. Điều kiện cân bằng
- Chương 5: Động lượng
- Chương 6: Năng lượng
- Chương 6: Chuyển động tròn
- Chủ đề 5. Chuyển động tròn và biến dạng
- Chương 7: Động lực
- Chương 7: Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng
- Chương 8: Chuyển động tròn
- Chương 9: Biến dạng của vật rắn
- Chương 2: Động Lực Học Chất Điểm
- Chương 3: Cân Bằng Và Chuyển Động Của Vật Rắn
- Chương 4: Các Định Luật Bảo Toàn
- Chương 5: Chất Khí
- Chương 6: Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học