YOMEDIA

Dàn ý Quan niệm sống trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ

Tải về
 
NONE

Nghị luận về quan niệm sống trong Hồn Trương ba da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được điều làm cho con người đạt đến sự thanh thản là mỗi người hãy luôn sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

Đề bài: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, (Lưu Quang Vũ ), nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình: “Không thể bên trong một đằng, bên  ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Hãy viết một bài văn ngắn nói lên suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống nêu trên.

1. Mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn câu nói của nhân vật
    • Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp?
    • Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

2. Thân bài

a. Giới thiệu chung

  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những truyện hay trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984.
  • Vở kịch đặt ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt.
  • Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghĩa triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người.

b. Giải thích ý nghĩa câu nói:

  • Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó.
  • Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm).
  • Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất - cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối.
  • Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng.
  • Ý nghĩa câu nói của Trương Ba:  Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản.

c. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:

  • Khẳng định đây là quan niệm sống đúng đắn
  • Chứng minh trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt:
    • Phần hồn Trương Ba - một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến.
    • Xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất.
    • Hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt: trong trường hợp này trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại.
  • Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn.
  • Liên hệ thực tế:
    • Khi con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân sẽ được mọi người yêu mến.
    • Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong:
      • Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.
      • Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo.

d. Đánh giá, bàn bạc:

  • Mỗi người cần tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục.
  • Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên.
  • Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc.

3. Kết bài

  • Khẳng định lối sống đúng đắn: hãy là chính mình, hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”.
  • Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.

 

Trên đây là bài văn mẫu Quan niệm sống trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON