YOMEDIA

Phân tích dòng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tải về
 
NONE

Bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã để lại trong lòng người nhiều dư vị về sông Hương, dòng sông mang những phẩm chất và tính cách của xứ Huế. Để tìm một cách hiểu sâu sắc về dòng sông ấy, HOC247 mời các em tham khảo tài liều dưới đây. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích cho môn Ngữ Văn! Ngoài ra, để củng cố những kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo bài giảng Người lái đò sông Đà.

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, mời các em xem thêm video bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất của hình tượng dòng con sông Hương trên ba phương diện: phương diện tự nhiên, phương diện lịch sử và phương diện văn hóa, thi ca. Từ đó giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Phân tích hình tượng sông Hương

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: dòng sông Hương trong tác phẩm.

b. Thân bài

  • Những nét khái quát
    • Hoàn cảnh ra đời – xuất xứ tác phẩm,
    • Ý nghĩa nhan đề
  • Nội dung cần làm rõ:
    • Thủy trình của sông Hương:
    • Nơi khởi nguồn:
      • Ở vùng thượng lưu: Sông Hương mang vẻ đẹp mãnh liệt, dịu dàng, say đắm, đầy cá tính.
      • Ra khỏi rừng già: Vẻ đẹp dịu dàng trí tuệ, đóng kín phần tâm hồn sâu thẳm → vẻ đẹp sâu thẳm, bí ẩn
    • Ngoại vi thành phố Huế:
      • Bừng lên sức trẻ, niềm khao khát tuổi thanh xuân
      • Lúc mang vẻ đẹp biến ảo, lúc trầm mặc đầy cổ kính, đầy kiêu hãnh
    • Khi đến giữa thành phố Huế:
      • Sông Hương được khám phá ở khía cạnh sắc thái tâm trạng: vui như đến điểm hẹn gặp người yêu
      • Sông Hương được cảm nhận qua nhiều góc độ khác nhau: lúc chậm rãi đầy sâu lắng, trữ tình, lúc đầy khát vọng  ở lại lâu dài với thành phố Huế (âm nhạc);  vẻ đẹp cổ kính của cố đô Huế (hội họa); vẻ đẹp trầm tĩnh khi gắn liền với kinh thành Huế…..
    • Sông Hương trước khi từ biệt Huế:
      • Như một người tình dịu dàng, chung thủy với cố đô Huế
      • Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên với những hình ảnh ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, bất ngờ, đầy lí thú.
      • Sông Hương là dòng sông của lịch sử (bản anh hùng ca), thơ ca (nguồn cảm hứng bất tận)và đời thường (một người con gái dịu dàng của đất nước).
  • Nhận xét:
    • Sông Hương là vẻ đẹp của cảnh và người Huế.
    • Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bày tỏ tình cảm của mình với cảnh và người Huế qua cách miêu tả dòng sông Hương.

c. Kết bài

  • Đánh giá, nhận xét về dòng sông Hương và phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Mở rộng vấn đề (bằng cảm nhận và liên tưởng của cá nhân)

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Gợi ý làm bài

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa.

Ông là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc. Để rồi, sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, ông đã chắp bút viết tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Trong tác phẩm, nhà văn gắn bó lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tình yêu sâu sắc dành cho thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời của dân tộc mà ông đã bỏ công say mê tìm tòi, tích luỹ cả một đời người. Tất cả những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua việc ông tái hiện lại vẻ đẹp của dòng sông Hương như một nhân vật trữ tình, với những nét tính cách phức tạp, biến đổi một cách kì diệu trong không gian thời gian. Tất cả được phô diễn qua những lời văn giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa tự sự và trữ tình tài hoa, mê đắm.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

“Con sông đám cưới Huyền Trân

Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn

Hèn chi thơm thảo nỗi buồn

Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ

Con sông nửa thực nửa mơ

Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”

Đất nước Việt Nam có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó đã kịp chảy vào trong những vần thơ, trang văn tuyệt vời. Bạn đọc từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”. Công chúng yêu văn cũng đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với sông Hương-dòng sông chỉ tự thu mình khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam.

Trên đây là tài liệu giúp các em hệ thống lại kiến thức để phân tích hình tượng sông Hương. Mong rằng tài liệu sẽ mang đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích và nhiều điều thú vị. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông để củng cố toàn bộ kiến thức đã học. Chúc các em đạt kết quả tốt trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới!

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF