Bộ 77 Câu hỏi Trắc nghiệm Đại cương kim loại Hóa học 12 có đáp án gồm 77 câu hỏi về tính chất hóa học, tính khử, các phản ứng điện phân, ăn mòn hóa học... có đáp án đi kèm, đây là tài liệu ôn tập môn Hóa học lớp 12 hữu ích, mời các bạn tham khảo.
TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1. Chọn câu trả lời đúng nhất: Tính chất hoá học đăc trưng của kim loại là :
A Tác dụng với axit B Tác dụng với dung dịch muối
C Dễ nhường electron để tạo thành cation D Dễ nhận electron để trở thành ion kim loại
2. Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng:
A Nguyên tử kim loại nào cũng đều có 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng
B Các kim loại loại đều có nhiệt độ nóng chảy trên 5000C
C Bán kín nguyên tử kim loại luôn luuôn lớn hơn bán kính của nguyên tử phi kim
D Có duy nhất một kim loại có nhiêt độ nóng chảy dưới 00C
3. Phản ứng : Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2. Cho thấy:
A Cu có tính khử mạnh hơn Fe B Cu có thể khử Fe3+ thành Fe2+
C Cu có tính oxi hoá kém Fe D Fe bị Cu đẩy ra khỏi muối
4. Từ 2 phản ứng : Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+ và Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+. Có thể rút ra :
A Tính oxi hoá Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ B Tính oxi hoá Fe3+ > Fe2+ > Cu2+
C Tính khử của Fe > Fe2+ > Cu D Tính khử của Cu > Fe > Fe2+
5. Các kim loại Al, Fe, Cr không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội là :
A Tính khử của Al, Fe và Cr yếu B Kim loại tạo lớp oxit bền vững
C Các kim loại đều có cấu trúc bền vững D Kim loại ó tính oxi hoá mạnh
6. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất :
A Au B Ag C.Al D Cu
7. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất :
A Li B Na C K D Hg
8. Có 4 dung dịch muối CuSO4, K2SO4, NaCl, KNO3 dung dịch nào khi điện phân với điện cực trơ tạo dung dịch có pH < 7
A CuSO4 B K2SO4 C NaCl D KNO3
9. Cho 4 kim loại Mg, Al, Zn , Cu, kim loại nào có tính khử yếu hơn H2
A Mg B Al C Zn D Cu
10. Xét các phản ứng sau : Phản ứng xảy ra theo chiều thuận :
(1) Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu (2) Cu + Pt2+ → Cu2+ + Pt
(3) Cu + Fe2+ → Cu2+ + Fe (4) Pt + 2H+ → Pt2+ + H2.
A 1,2 B 2,3 C 3,4 D 4,1
11. Cho một đinh sắt vào dung dịch CuSO4 thấy có Cu màu đỏ tạo thành. Nếu cho Cu vào dung dịch HgCl2 có Hg xuất hiện. Thứ tự tăng dần tính khử của các kim loại trên là
A Cu < Fe < Hg B Cu < Hg < Fe C Hg < Cu < Fe D Fe < Cu < Hg
12. Để phân biệt Fe, hỗn hợp (FeO và Fe2O3) và hỗn hợp (Fe, Fe2O3) ta có thể dùng :
A Dung dịch HNO3, dd NaOH B Dung dịch HCl, dung dịch NaOH
C Dung dịch NaOH, Cl2 D Dung dịch HNO3, Cl2
13. Xét các phản ứng sau: Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ (1) và Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (2) Chọn kết quả đúng :
A Tính oxi hoá : Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ B Tính oxi hoá : Fe3+ > Fe2+ > Cu2+
C Tính khử : Fe > Fe2+ > Cu D Tính khử : Cu > Fe > Fe2+
14. Có hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Zn. Hoá chất có thể dùng để tách Fe khỏi hỗn hợp là :
A Dung dịch kiềm B Dung dịch H2SO4 đặc, nguội
C Dung dịch Fe2(SO4)2 D Dung dịch HNO3 đặc, nguội
15. Cho hỗn hợp Ag, Fe, Cu. Hoá chất có thể dùng để tách Ag khỏi hỗn hợp là :
A dd HCl B dd HNO3 loãng C dd H2SO4 loãng D dd Fe2(SO4)3
16. Cho hỗn hợp Cu, Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Số phản ứng xảy ra là :
A 2 B 3 C 4 D 1
17. Cho các kim loại Zn, Ag, Cu, Fe tác dụng với dd Fe3+. Số kim loại phản ứng được là :
A 4 B 3 C 2 D 1
18. Cho hỗn hợp kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 thứ tự kim loại tác dụng với muối là :
A Fe, Zn, Mg B Zn, Mg, Fe C Mg, Fe, Zn D Mg, Zn, Fe
19. Những kim loại nào tan trong dung dịch kiềm :
A Là nhữg kim loại tan trong nước
B Là những kim loại lưỡng tính
C Là những kim loại có oxit, hidroxit tương ứng tan trong nước
D Là những kim loại có oxit, hidroxit tương ứng tan trong dung dịch kiềm
20. Dãy điện thế của kim loại cho biết : từ trái sang phải :
A Tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần.
B Tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại giảm dần.
C Tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần.
D Tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần.
21. Liên kết kim loại là liên kết do :
A Lực hút tĩnh điện giữa các in dương kim loại
B Lực hút tĩnh giữa điện các phần tử mang điện : ion dương và ion âm
C Lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim loại vaới các electron của từng nguyên tử
D Các electron tự do gắn các nguyên tử on hoá lại với nhau
22. Kim loại chì không tan trong dung dịch HCl loãng và H2SO loãng là do :
A Chì đứng sau H2 B Chỉ có phủ một lớp oxit bền bảo vệ
C Chì tạo muối không tan D Chì có thế điện cực âm
23. Cho Zn dư vào dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Số phản ứng hoá học xảy ra
A 1 B 2 C 3 D 4
24. Dung dịch muói Fe3+ thể hiện tính : (1)Tính oxi hoá (2)Tính khử (3)Vừa khử vừa oxi hoá
A 1 B 2 C 3 D 2,3
25. Cho hỗn hợp Zn, Cu vào dung dịch Fe(NO3)3. Thứ tự xảy ra phản ứng :
A Zn, Cu B Cu, Zn C Đồng thời xảy ra D Không xảy ra phản ứng
26. Có 4 kim loại Al, Zn, Mg, Cu lần lượt vào 4 dung dịch muối : Fe2(SO4)3, AgNO3, CuCl2, FeSO4. Kim loại khử dược cả 4 dung dịch muối là : (1) Al (2) Zn (3) Mg (4) Cu
A Mg,Al B Zn, Cu C Mg, Zn D Mg, Al, Zn
27. Cho phản ứng 2Al + 2OH- + 2H2O → 2AlO2- + 3H2. Vai trò :
A H2O: chất oxi hoá B NaOH: chất oxi hoá C H2O, OH-: chất oxi hoá D H2O: chất khử
28. Cấu hình e của nguyên tử một nguyên tố là : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2. Nguyên tố đó là :
A Mg B Ca C Ba D Sr
29. Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo, ánh kim, là do :
A Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể.
B Kim loại có bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhân bé
C Các electron tự do trong kim loại gây ra
D Kim loại có tỉ khối lớn
30. Ngâm lá Ni trong dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra
A 4 B 3 C 2 D 1
31. Cho các cặp chất oxi hoá – khử sau : Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Hg2+/Hg. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng:
A Tính oxi hoá : Ni2+ < Cu2+ < Hg2+ B Tính khử : Ni < Cu < Hg
C Tính oxi hoá : Hg2+ < Cu2+ < Ni2+ D Tính khử : Hg > Cu và Cu > Ni
32. Cho Cu vào dd Fe2(SO4)3 thấy màu vàng nâu chuyển thành màu xanh; Cho Fe vào dd CuSO4 ( màu xanh) thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Chọn két luận đúng :
A Tính oxi hoá : Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ B Tính khử : Fe3+ > Cu2+ > Fe2+
C Tính khử : Fe < Cu < Fe2+ D Tính oxi hoá : Fe > Cu > Fe2+
33. Có dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hoá học đơn giản nhất để có thể loại được tạp chất :
A Cho Fe dư vào, đun nóng, lấy dung dịch B Cho Cu dư vào, đun nóng, lấy dd
C Cho Fe2(SO4)2 vào, đun nóng, lấy dd D Cho AgNO3 dư vào, đun nóng, lấy dd
34. Để làm sạch một loại Hg có lẫn tạp chất Zn, Sn, Pb người ta tiến hành khuấy kim loại Hg này trong dung dịch :
A ZnSO4 B SnSO4 C PbSO4 D HgSO4
35. Một hợp kim loại Cu – Al có cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hoá học. Trong hợp kim loại chưá 12,3% Al vè khối lượng. Công thức hoá học của hợp kim loại là :
A CuAl B Cu2Al C AlCu3 D Al2Cu3
36. Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa là :
(1) Có 2 điện cực khác nhau
(2) Các điện cực phải tiếp xúc với nhau
(3) Hai điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
A 1,2 B 2,3 C 1,3 D 1,2,3
37. Bản chất của sự ăn mòn điện hoá :
A Các quá trình oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực
B Quá trình oxi hoá kim loại
C Quá trình khử kim loại và oxi hoá ion H+
D Quá trình oxi hoá kim loại ở cực dương và oxi hoá ion H+ ở cực âm
38. ăn mòn hoá học là :
A Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng với dung dịch chất điện li
B Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng với chất khác
C Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao
D Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng với dung dịch axit
39. Nguyên tác chung để diều chế kim loại :
A Oxi hoá các cation kim loại B Oxi hoá các kim loại
C Khử các cation kim loại D Khử các kim loại
40. Phương pháp thuỷ luyện có thể dùng để điều chế các kim loại
A Kim loại có tính khử yếu từ Cu về sau trong dãy điện hoá
B Kim loại trung bình và yếu từ sau Al trong dãy điện hóa
C Kim loại có tính khử mạnh
D Kim loại có tính khử yếu từ sau Fe trong dãy điện hoá
41. Trong các phương pháp điều chế kim loại, phương pháp có thể điều chế kim loại có độ tinh khiết cao nhất:
(1) Phương pháp điện phân
(2) Phương pháp thuỷ luyện
(3) Phương pháp nhiệt luyện
A 1 B 1,2 C 1,3 D 1,2,3
42. Phương pháp điện phâ có thể điều chế :
A Các kim loại IA, IIA và Al B Các kim loại hoạtđộng mạnh
C Các kim loại rung bình và yếu D Hầu hết các kim loại
43. Khi điện phân dd CuCl2 ( điện cực trơ), nồng độ của CuCl2 trong quá trình điện phân
A Không đổi B Tăng dần C Giảm dần D Tăng sau đó giảm
44. Khi điện phân dung dịch NaNO3 với điện cực trơ thì nồng độ của dung dịch NaNO3 trong quá trình điện phân
A Không đổi B Tăng dần C Giảm dần D Tăng sau đó giảm
45. Một vật chế tạo từ kim loại Zn – Cu, vật này để trong không khí ẩm thì :
A Vật bị ăn mòn điện hoá B Vật bị ăn mòn hoá học
C Vật bị bào mòn theo thời gian D Vật chuyển sang màu nâu đỏ
46. Cơ sở hoa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại là :
A Ngăn cản và hạn chế quá trình oxi hoá kim loại B Cách li kim loại với mọi trường
C Dùng hợp kim chống gỉ D Dùng phương pháp điện hoá
47. Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để :
A Vỏ tàu được chắc hơn
B Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn
C Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá
D Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường
48. Ngâm lá sắt trong dung dịch HCl, sắt bị ăn mòn chậm (1). Nếu cho thêm vài gọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit, sắt bị ăn mòn nhanh hơn (2)
A (1) H+ nhận electron trực tiếp từ sắt tạo H2; (2) Do ăn mòn điện hoá
B (1) Do H+ có tính oxi hoá kém; (2) Do tính oxi hoá của Cu mạnh hơn H
C (1) Tính khử của Fe2+ kém; (2) Do tính khử của Cu2+ mạnh
D (1) do tính oxi hoá của H+ lớn; (2) do tính oxi hoá của Cu2+ bé
49. Cho các chất sau : Na, Al, Fe, Al2O3. Dùng 1 hoá chất có thể nhận ra các chất trên. Hoá chất đó là :
A Dung dịch HCl B Dung dịch CuSO4 C H2O D Dung dịch NaOH
50. Có 3 chất rắn : FeO, CuO, Al2O3.Dùng 1 hoá chất nhận ra 3 chất, hoá chất đó là :
A Dung dịch HCl B Ddịch NaOH C Ddịch HNO3 loãng D d.dịch Na2CO3
51. Nhóm kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng
A Al, Fe, Hg B Mg, Sn, Ni C Zn, C, Ca D Na, Al, Ag
52. Cho các chất : Ba, Zn, Al, Al2O3. Chất tác dụng với dung dịch NaOH là :
A Zn, Al B Al, Zn, Al2O3 C Ba, Al, Zn, Al2O3 D Ba, Al, Zn
53. Nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàncác nguyên tố hoá học :
A Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim B Chu ki 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại
C Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại D Chu kì 4, nhómVIIA,là nguyên tố phi kim
54. Cation X+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2 3p6. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là :
A Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại B Chu kì 4, nhómVIIIAl ànguyên tốkim loại
C Chu kì 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại D Chu kì 3, nhóm VIA là nguyên tố phi kim
55. Kim loại Na dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân là do :
1. Na dễ nóng chảy 2. Na dẫn nhiệt tốt 3. Na có tính khử mạnh
A. 2 B. 1 C. 1,2 D. 2,3
56. Cho 4 ion: Al3+, Zn2+, Cu2+, Pt2+ , chọn ion có tính oxi hoá mạnh hơn Pb2+
A. Cu2+ B. Cu2+, Pt2+ C. Al3+ D.Al3+, Zn2+
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆP LÝ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
1.C |
2.D |
3.B |
4.A |
5.B |
6.B |
7.D |
8.A |
9.D |
10.A |
11.C |
12.B |
13.A |
14.A |
15.D |
16.B |
17.B |
18.D |
19.D |
20.C |
21.D |
22.C |
23.D |
24.A |
25.A |
26.D |
27.A |
28.B |
29.C |
30.C |
31.A |
32.A |
33.A |
34.D |
35.C |
36.D |
37.A |
38.C |
39.C |
40.A |
41.A |
42.D |
43.C |
44.B |
45.A |
46.A |
47.C |
48.A |
49.C |
50.C |
51.B |
52.C |
53.C |
54.A |
55.C |
56.B |
57.A |
58.C |
59.D |
60.D |
61.B |
62.D |
63.A |
64.C |
65.C |
66.A |
67.C |
68.C |
69.A |
70.C |
71.B |
72.C |
73.C |
74.D |
75.C |
76.D |
77.D |
|
|
|
Trên đây chỉ trích một phần nội dung của Bộ 77 Câu hỏi Trắc nghiệm Đại cương kim loại Hóa học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo 20 câu trắc nghiệm Đại cương kim loại có video hướng dẫn giải.
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--