YOMEDIA

Tổng ôn về chủ đề Điện từ trường – Sóng điện từ môn Vật Lý 12 năm 2021

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 2 năm 2021 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Tổng ôn về chủ đề Điện từ trường – Sóng điện từ môn Vật Lý 12 năm 2021, được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần lý thuyết và bài tập vận dụng để giúp các em tự luyện tập môn Vật Lý 12. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TỔNG ÔN VỀ CHỦ ĐỀ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG – SÓNG ĐIỆN TỪ

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Điện từ trường

1.1. Từ trường biến thiên, điện trường biến thiên - Điện từ trường

 

Tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín.

Tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy.

Đường sức của từ trường luôn khép kín.

Điện từ trường là một trường thống nhất gồm hai thành phần điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

 

 

1. 2. Thuyết điện từ Mắc - xoen

Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường xoáy, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy.

Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên cùng tồn tại trong không gian. Chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong một trường thống nhất được gọi là điện từ trường.

Mắc - xoen đã xây dựng một hệ thống 4 phương trình diễn tả mối quan hệ giữa:

+ Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường;

+ Sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy;

+ Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.

2. Sóng điện từ

-  Định nghĩa: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

-  Đặc điểm:

+ Sóng điện từ là sóng ngang, lan truyền được trong chân không và trong các môi trường vật chất. Tốc độ  sóng điện từ phụ thuộc vào môi trường truyền sóng; trong chân không, không khí là c=3.108m/s (tốc độ  lớn nhất con người có thể đạt được), trong các môi trường khác, tốc độ nhỏ hơn cc.

+ Véctơ cường độ điện trường E và véctơ cảm ứng từ B luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ E, B  và v thường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng .

+ Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.


II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

     A. Khi từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

     B. Khi điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường.

     C. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường sức là những đường cong có điểm đầu và điểm cuối.

     D. Từ trường có các đường sức từ bao quanh các đường sức của điện trường biến thiên.

Câu 2. Trong điện từ trường, các vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn

     A. cùng phương, ngược chiều.                            

     B. cùng phương, cùng chiều.

     C. có phương vuông góc với nhau.                    

     D. có phương lệch nhau góc 450.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

     A. Điện trường tĩnh là điện trường có các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

     B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức điện là các đường cong kín.

     C. Từ trường tĩnh là từ trường do nam châm vĩnh cửu đứng yên sinh ra.

     D. Từ trường xoáy là từ trường có các đường sức từ là các đường cong kín

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

     A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.

     B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.

     C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.

     D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường?

     A. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

     B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong.           

     C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường.

     D. Từ trường xoáy có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường?

     A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy biến thiên ở các điểm lân cận.

     B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận.

     C. Điện trường và từ trường xoáy có các đường sức là đường cong kín.

     D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện từ trường?

     A. Điện trường trong tụ điện biến thiên sinh ra một từ trường giống từ trường của một nam châm hình chữ U.

     B. Sự biến thiên của điện trường giữa các bản của tụ điện sinh ra một từ trường giống từ trường được sinh ra bởi dòng điện trong dây dẫn nối với tụ.

     C. Dòng điện dịch là dòng chuyển động có hướng của các điện tích trong lòng tụ điện.

     D. Dòng điện dịch trong tụ điện và dòng điện dẫn trong dây dẫn nối với tụ điện có cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

     A. Sóng điện từ truyền trong mọi môi trường vật chất kể cả chân không.

     B. Sóng điện từ mang năng lượng.

     C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

     D. Sóng điện từ là sóng dọc, trong quá trình truyền các véctơ B và E vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

     A. Nguồn phát sóng điện từ rất đa dạng, có thể là bất cứ vật nào tạo điện trường hoặc từ trường biến thiên.

     B. Sóng điện từ mang năng lượng.

     C. Sóng điện từ có thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

     D. Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không bằng tốc độ ánh sáng.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

     A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

     B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

     C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.

     D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số điện tích dao động.

Câu 11.Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, véctơ và vectơ  luôn luôn

     A. trùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.

     B. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.

     C. dao động ngược pha với nhau.

     D. dao động cùng pha với nhau.

Câu 12.Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

     A. Sóng điện từ là sóng ngang.

     B. Sóng điện từ mang năng lượng.

     C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

     D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.

Câu 13.Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

     A. Sóng điện từ là sóng ngang.

     B. Sóng điện từ mang năng lượng.

     C. Sóng điện từ có thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

     D. Vận tốc sóng điện từ gần bằng vận tốc ánh sáng.

Câu 14.Đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ?

     A. Mang năng lượng.                                              

     B. Là sóng ngang.

     C. Bị nhiễu xạ khi gặp vật cản.                             

     D. Truyền được trong chân không.

Câu 15.Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào

     A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.

     B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.

     C. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường.

     D. hiện tượng giao thoa sóng điện từ.

Câu 16.Công thức nào sau đây dùng để tính được bước sóng và các thông số L, C của mạch chọn sóng máy thu vô tuyến điện ?

     A. λ = 2π/v√ LC                B. λ = 2πv√ LC                 C. λ = 2πv√ L/C                D. λ = v/2π√ LC

Câu 17.Tần số của dao động điện từ trong khung dao động thoả mãn hệ thức nào sau đây?

     A. f = 2π√ LC                    B. f = 2π/√ LC                  C. f = 1/2π√ LC                D. f = 2π√ L/C

Câu 18.Chọn câu trả lời sai. Trong mạch dao động LC, bước sóng điện từ mà mạch đó có thể phát ra trong chân không là

     A. λ = v/f                           B. λ = v.T                          C. 2πv√ LC                       D. λ = 2πv.I0/Q0

Câu 19.Để tìm sóng có bước sóng λ trong máy thu vô tuyến điện, người ta phải điều chỉnh giá trị của điện dung C và độ tự cảm L trong mạch dao động của máy. Giữa λ, L và C phải thỏa mãn hệ thức

     A. 2π√ LC==v/f                B. 2π√ LC = λ.v                C. 2π√ LC= λ/v                D. √ LC/2π=λ/V

Câu 20.Một sóng điện từ có tần số f = 6 MHz. Bước sóng của sóng điện từ đó là

     A. λ = 25 m                       B. λ = 60 m                       C. λ = 50 m                       D. λ = 100 m

Câu 21.Sóng FM của đài tiếng nói Việt Nam có tần số f = 100 MHz. Bước sóng mà đài thu được có giá trị là                                

     A. λ = 10 m                       B. λ = 3 m                         C. λ = 5 m                         D. λ = 2 m

Câu 22.Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150 kHz, bước sóng của sóng điện từ đó là

     A. λ = 2000 m.                 B. λ = 2000 km.               C. λ = 1000 m.                 D. λ = 1000 km.

Câu 23.Một mạch thu sóng có L = 10 μH, C = 1000/π2 pF thu được sóng có bước sóng là

     A. λ = 0,6 m                      B. λ = 6 m                         C. λ = 60 m                       D. λ = 600 m

Câu 24.Một mạch dao động LC đang dao động tự do. Người ta đo được điện tích cực đại trên 1 bản tụ là Q0 = 10–6 C và dòng điện cực đại trong mạch I0 = 10A. Bước sóng điện từ mà mạch có thể phát ra là:

     A. λ = 1,885 m                 B. λ = 18,85 m                 C. λ = 188,5 m                 D. λ = 1885 m

Câu 25.Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 880 pF và cuộn cảm L = 20 μH. Bước sóng điện từ mà mạch thu được là

     A. λ = 100 m.                    B. λ = 150 m.                   C. λ = 250 m.                   D. λ = 500 m.

Câu 26.Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm L = 2 μH và một tụ điện C0 = 1800 pF. Nó có thể thu được sóng vô tuyến điện với bước sóng là:

     A. λ = 11,3 m                    B. λ = 6,28 m                   C. λ = 13,1 m                   D. λ = 113 m

Câu 27. Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện có điện dung biến đổi được. Khi đặt điện dung của tụ điện có giá trị 20 F thì bắt được sóng có bước sóng 30 m. Khi điện dung của tụ điện giá trị 180 F thì sẽ bắt được sóng có bước sóng là

     A. λ = 150 m.                    B. λ = 270 m.                   C. λ = 90 m.                      D. λ = 10 m.

Câu 28.Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung C = 0,1 nF và cuộn cảm có độ tự cảm L = 30 μH. Mạch dao động trên có thể bắt được sóng vô tuyến thuộc dải

     A. sóng trung.                 B. sóng dài.                     C. sóng ngắn.                 D. sóng cực ngắn.

Câu 29.Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung C = 1 µF và cuộn cảm có độ tự cảm L = 25 mH. Mạch dao động trên có thể bắt được sóng vô tuyến thuộc dải

     A. sóng trung.                 B. sóng dài.                     C. sóng cực ngắn.         D. sóng ngắn.

Câu 30.Nếu xếp theo thứ tự: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn trong thang sóng vô tuyến thì

     A. Bước sóng giảm, tần số giảm.                          

     B. Năng lượng tăng, tần số giảm.

     C. Bước sóng giảm, tần số tăng  

     D. Năng lượng giảm, tần số tăng. 

...

ĐÁP ÁN

1C

6A

11D

16B

21B

26D

31D

36C

2C

7B

12D

17C

22A

27C

32A

37B

3C

8D

13D

18D

23C

28A

33D

38C

4C

9D

14D

19C

24C

29B

34C

39B

5B

10A

15A

20C

25C

30C

35D

40B

 

--(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn về chủ đề Điện từ trường – Sóng điện từ môn Vật Lý 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON