YOMEDIA

Tổng hợp Lý thuyết và bài tập về Phóng xạ môn Vật Lý lớp 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

Tổng hợp Lý thuyết và bài tập về Phóng xạ môn Vật Lý là tài liệu do HOC247 tổng hợp bao gồm 2 phần lý thuyết và bài tập trắc nghiệm để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về Phóng xạ. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ PHÓNG XẠ

I. LÝ THUYẾT

1. Hiện tượng phóng xạ:

- Khái niệm: Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

A → B + C

Trong đó hạt nhân phóng xạ (A) được gọi là hạt nhân mẹ. Hạt nhân sản phẩm (B, C) được gọi là hạt nhân con.

2. Các loại tia phóng xạ: có 3 loại tia phóng xạ: tia α, tia β, tia γ.

- Tia α:

+ Khái niệm: Là hạt nhân của nguyên tử \({}_2^4He\)

+ Tính chất:

  • Tốc độ cỡ 2.107 (m/s)
  • Làm ion hóa mạnh các nguyên tử.
  • Đi được tối đa 8cm trong không khí, không xuyên qua được tờ bìa 1mm
  • Bị lệch phương khi đi qua điện trường hay từ trường

- Tia β:

+ Khái niệm:

  • Tia β- là các hạt electron \({}_{ - 1}^0e\)
  • Tia β+ là các hạt pôzitron \({}_1^0e\)

+ Tính chất:

  • Tốc độ rất lớn, xấp cỉ tốc độ ánh sáng.
  • Làm ion hóa môi trường nhưng yếu hơn tia α
  • Đi được vài m trong không khí, xuyên qua được là nhôm cỡ mm
  • Bị lệch phương khi đi qua điện trường hay từ trường

- Tia γ:

+ Khái niệm: Là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn ( dưới 10-11 m)

+ Tính chất:

  • Có tốc đọ ánh sáng.
  • Khả năng đam xuyên tốt đi được vài m trong bê tông, vài cm trong chì.
  • Tia tia γ luôn đi kèm với các tia phóng xạ khác, không đi một mình.
  • Không bị lệch phương khi đi qua điện trường hay từ trường.

3. Đặc tính của quá trình phóng xạ:

- Là một quá trình biến đỏi hạt nhân.

- Là một quá trình tự phát và không điều khiển được.

- Là một quá trình ngẫu nhiên.

4. Định luật phóng xạ

Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ.

- Ban đầu có N hạt nhân. Sau khoảng thời gian t số hạt nhân còn lại là:

\(N(t) = {N_0}{.2^{ - \frac{t}{T}}} = {N_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

Trong đó: T là chu kỳ bán rã. Cứ sau những khoảng thời gian T thì một nửa số hạt nhân hiện có bị phân rã.

λ là hắng số phóng xạ λ = ln2 /T.

- Khi đó số hạt nhân đã phóng xạ là: N0 - N(t)

- Vì khối lượng tỉ lệ thuận với số hạt nhân nên ta có:

\(m(t) = {m_0}{.2^{ - \frac{t}{T}}} = {m_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Hiện tượng phóng xạ là:

A. Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

B. Là hiện tượng một hạt nhân bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

C. Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững được kích thích nhiệt độ phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

D. Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững được kích thích áp suất phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

Câu 2: Phóng xạ gồm những loại nào?

A. tia α, tia β,

B. tia α, tia β-, tia γ.

C. tia α, tia β+, tia γ.

D. tia β, tia γ.

Câu 3: Tính chất nào không phải của tia α?

A. Tốc độ cỡ 2.107 (m/s)

B. Làm ion hóa mạnh các nguyên tử.

C. Đi được tối đa 8 cm trong không khí, không xuyên qua được tờ bìa 1mm

D. Không bị lệch phương khi đi qua điện trường hay từ trường

...

---Để xem đầy đủ nội dung phần Trắc nghiệm vận dụng, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Tài liệu Tổng hợp Lý thuyết và bài tập về Phóng xạ môn Vật Lý lớp 12 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON