HỌC247 xin giới thiệu với các em học sinh tài liệu "Chuyên đề Polime và vật liệu Polime ôn thi THPT QG môn Hóa học có đáp án" hệ thống lại kiến thức cơ bản của Polime và liệt kê cụ thể công thức và tên gọi của các loại tơ, cao su, keo dán hay sử dụng trong đời sống cũng như trong các câu hỏi ở đề thi. Kết hợp với 7 bài kiểm tra Polime hi vọng sẽ giúp cho các em học tốt chuyên đề Polime và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
CHUYÊN ĐỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
A. LÝ THUYẾT POLIME
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP
1. Khái niệm
- Là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.
- Công thức tổng quát: (A)n trong đó:
+ n: là hệ số trùng hợp, hệ số polime hóa, độ polime hóa.
+ A là mắt xích.
- Tên polime = Poli + tên monome.
2. Phân loại
a. Theo nguồn gốc
- Polime thiên nhiên (có sẵn trong thiên nhiên: tơ tằm, tinh bột, protein, cao su thiên nhiên, xenlulozơ..):
- Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (nguyên liệu tổng hợp có sẵn trong tự nhiên: tơ visco, tơ axetat, tơ đồng - amoniac, xenlulozơ trinitrat điều chế từ xenlulozơ).
- Polime tổng hợp (nguyên liệu không có sẵn phải tổng hợp nên).
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ Chuyên đề Polime và vật liệu polime ôn thi THPT QG có đáp án nhé!
II. MỘT SỐ LOẠI TƠ TỔNG HỢP THƯỜNG GẶP
1. Nilon-6,6
nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-)n + 2nH2O
hexametylenđiamin axit ađipic
2. Tơ capron
Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron.
3. Tơ enang
nH2N-(CH2)6-COOH → (-NH-(CH2)6-CO-)n + nH2O
4. Tơ lapsan
nHO-CH2-CH2-OH + nHOOC-C6H4-COOH → -(-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-)-n + 2nH2O
etilenglicol axit terephtalic
TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
BÀI KIỂM TRA SỐ 1:
Câu 1: Sự kết hợp các phân tử nhỏ( monome) thành các phan tử lớn (polime) đồng thời loại ra các phân tử nhỏ như H2O , NH3 , HCl…được gọi là
A. sự tổng hợp B. sự polime hóa C. sự trùng hợp D. sự trùng ngưng
Câu 2: Phân tử polime bao gồm sự lặp đi lặp lại của rất nhiều các
A. monome B. đọan mạch C. nguyên tố D. mắt xích
Câu 3: Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polime được gọi là
A. số monome B. hệ số polime hóa C. bản chất polime D. hệ số trùng hợp
Câu 4: Qúa trình polime hóa có kèm theo sự tạo thành các phân tử đơn giản gọi là
A. đime hóa B. đề polime hóa C. trùng ngưng D. đồng trùng hợp
Câu 5: Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su . Biết rằng khi hiđrô hóa chất đó thu được isopentan?
A. CH3-C(CH3)=CH=CH2 B. CH3-CH2-C≡CH
C. CH2=C(CH3)-CH=CH2 D. Tất cả đều sai
Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ Chuyên đề Polime và vật liệu polime ôn thi THPT QG có đáp án nhé!
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1
1.D |
2.D |
3.B |
4.C |
5.C |
6.C |
7.A |
8.D |
9.B |
10.D |
11.C |
12.C |
13.C |
14.D |
15.D |
16.B |
17.B |
18.C |
19.C |
20.B |
21.A |
22.A |
23.A |
24.A |
25.B |
26.B |
27.D |
28.B |
29.C |
30.D |
Trên đây chỉ trích một phần nội dung của Chuyên đề Polime và vật liệu Polime ôn thi THPT QG có đáp án môn Hóa học. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--