Qua bài giảng Ếch ngồi đáy giếng giúp các em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc truyện Ếch ngồi đáy giếng. Hy vọng tài liệu này giúp quý thầy cô và các em có những tiết dạy và học sôi động, hiệu quả hơn tại lớp.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Truyện mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
b. Nội dung
- Truyện "Ếch ngồi đáy giếng": Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện "Ếch ngồi đáy giếng" ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
- Thành ngữ: "Ếch ngồi đáy giếng".
c. Tóm tắt
- Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
d. Bố cục
- Chia làm 2 phần
- Phần 1: từ đầu đến "như một vị chúa tể": Kể chuyện Ếch khi ở trong giếng.
- Phần 2: phần còn lại: Kể truyện Ếch khi ra khỏi giếng.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Ếch khi ở trong giếng
- Hoàn cảnh
- Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.
- Hàng ngày, Ếch cất tiếng kêu "ồm ộp" khiến các con vật kia rất sợ.
→ Không gian chật hẹp. Cuộc sống đơn giản, trì trệ.
⇒ Ếch tự thấy mình oai như một vị chúa tể; bầu trời chỉ bằng cái vung. Ếch hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo.
⇒ Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
b. Ếch khi ra khỏi giếng
- Không gian mở rộng
- Ếch có thể "đi lại khắp nơi".
- Nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
→ Ếch bị một con trâu giẫm bẹp.
⇒ Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.
c. Bài học và ý nghĩa
- Bài học rút ra
- Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.
- Ý nghĩa
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.
- Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của Ếch vì huênh hoang, kiêu ngạo nên có kết cục bi thảm.
-
Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.
- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
- Kể chuyện tưởng tượng.
- Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.
- Lời kể ngắn gọn nhưng thâm thúy.
- Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.
-
Ghi nhớ: SGK trang 101
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài: Hãy kể diễn cảm truyện "Ếch ngồi đáy giếng"
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu chung
- Dưới đáy giếng, có một con ếch tự coi mình là chúa tể.
2. Thân bài
- Diễn biến của truyện
- Ở dưới giếng
- Ếch sống đã lâu ngày dưới giếng.
- Xung quanh nó là các con vật bé nhỏ như cua, ốc, nhái,...
- Ếch tự cho mình là chúa tể vì những con vật kia đều sợ nó.
- Từ đáy giếng nhìn lên, ếch thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung.
- Ở trên mặt đất
- Trời mưa to, nước giếng đầy, đẩy ếch ra ngoài.
- Ếch quen thói cũ, nghênh ngang đi lại, nhâng nháo nhìn ngó, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
- Ở dưới giếng
3. Kết bài
- Kết thúc truyện
- Nó bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Bài văn mẫu
Trong khu vườn nọ có một cái giếng. Dưới ấy, một con ếch sống đã lâu ngày. Vì xung quanh nó chỉ là những con vật nhỏ bé, yếu ớt như nhái bén, cua và ốc,... nên nó thấy mình oai phong lẫm liệt làm sao, xứng đáng là chúa tể một vùng.
Mỗi lúc ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang động cả giếng là các con vật kia lại vô cùng hoảng sợ. Ếch ta lại càng vênh váo ra oai. Từ đáy giếng nhìn lên, thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung, ếch cười khẩy tỏ vẻ coi thường.
Ngày tháng cứ thế trôi qua. Một năm nọ, trời mưa to suốt mấy ngày liền, nước giếng dềnh lên tràn bờ, đẩy ếch ra ngoài.
Quen thói cũ tự cho mình là chúa tể, ếch nhảy chồm chồm, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp ra oai nhưng chẳng ai coi nó ra gì. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lồi nhìn lên bầu trời bao la trên đầu và ngạc nhiên thầm nghĩ: “Quái lạ! Mọi khi bầu trời bé tí như cái vung mà sao hôm nay to thế?!”.
Vì chẳng để ý đến xung quanh nên nó đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Thế là hết đời con ếch thiển cận mà kiêu căng, ngạo mạn!
Đề 2: Mượn lời nhân vật kể lại truyện "Ếch ngồi đáy giếng"
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu
- Nhân vật kể tự giới thiệu
- Cua từng sống chung với ếch (dùng ngôi k ể thứ 1).
- Hoàn c ảnh kể chuyện
- Nghe tiếng cóc nhái kêu nên nhớ lại chuyện.
- Cảm xúc chung
- Thương hại cho sự kém hiểu biết của ếch
- Nhân vật kể tự giới thiệu
2. Thân bài: Nhân vật kể lại câu chuyện (Lồng tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật )
a. Sự việc bắt đầu
- Cua sống lâu năm ở giếng cùng với chú ếch
b. Sự việc phát triển
- Nhận thức về thế giới chung quanh và thái độ sống của ếch
- Xem trời bằng vung, tự cho mình là chúa t ể, xem thường và bắt nạt những con vật chung quanh.
- Trời mưa to, nước tràn xuống giếng đưa ếch lên bờ
- Ếch ngạc nhiên vì cảnh vật rộng lớn nhưng vẫn quen thói kiêu ngạo, nghênh ngang
c. Sự việc kết thúc
- Ếch bị trâu giẫm bẹp
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ
- Cảm nghĩ của nhân vật
- Thương hại ếch hiểu biết hạn hẹp lại kiêu ngạo huênh hoang
- Lấy câu chuyện của ếch làm bài h ọc để khuyên nhủ mọi người biết sống khiêm nhường, lắng nghe và học hỏi.
- Cảm nghĩ của nhân vật
3. Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng
Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện ngụ ngôn mượn hình ảnh và câu chuyện của một chú ếch ở dưới đáy giếng để răn dạy mọi người về bài học phải biết sống khiêm nhường, luôn trau dồi kiến thức cho bản thân. Để hiểu và nắm được những kiến thức cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Ếch ngồi đáy giếng.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Ếch ngồi đáy giếng
Mỗi người chúng ta là một cá thể tạo nên một xã hội hoàn chỉnh, chúng ta mỗi người đều có trong mình những cái đích đến, mong mình làm được những điều to lớn, cứ ở mãi trong cái sự tù túng mà không tìm cách tiếp xúc với thế giới thì ta sẽ bị gò bó bởi những hạn chế và khó thoát ra được cái tính tự cao, chẳng học thêm được điều gì mới mẻ từ những người khác ta. Thông điệp ấy được truyền tải rõ nhất thông qua câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng Ếch ngồi đáy giếng. Để cảm nhận được những điều này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247