YOMEDIA

Phân tích hình ảnh Cốm trong cảm nhận của Thạch Lam qua đoạn trích Một thứ quà của lúa non Cốm

Tải về
 
NONE

Học 247 giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích hình ảnh Cốm trong cảm nhận của Thạch Lam qua đoạn trích Một thứ quà của lúa non Cốm. Bên cạnh bài giảng Một thứ quà của lúa non Cốm, Học 247 còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về vẻ đẹp của một sản vật quý cần được giữ gìn của dân tộc. Bình dị mà thanh cao, Cốm là hạt lúa nếp.. nhưng đã thành tiếp khác. Nó là tinh hoa, là tài tình, cũng chẳng giống bánh chưng, bánh dây…nó là sáng tạo đa ngàn đời, từ nguyên thuỷ đến trường tồn dân tộc (Băng Sơn) cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài:
- Nêu ấn tượng, cảm nhận chung của em về tác phẩm.
b. Thân bài:
- Nêu cảm xúc về nội dung của tác phẩm.
- Nêu cảm nhận về hình thức nghệ thuật của tác phẩm: Ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật,...
c. Kết bài:
- Khái quát được cảm xúc về tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích hình ảnh Cốm trong cảm nhận của Thạch Lam qua đoạn trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm”

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Bài viết Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam – được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và. phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày bình dị nhưng lại đậm đà hương vị, thể hiện bản sắc văn hoá lâu đời của đất kinh kỳ. Trong tác phẩm này, bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, Thạch Lam đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị và đặc sắc: Cốm.

Nhắc đến mùa thu Hà Nội là người ta nhớ ngay đến những cơn gió heo may se sắt đến nao lòng, đến những chùm hoa sấu li ti rụng kín bên đường và đến một thứ quà kì diệu của lúa non – Cốm. Chính vì vậy. mà thật tự nhiên, Thạch Lam đã đã gửi gió thu mang hương vị của Cốm đến với người đọc, đó là cái mùi thơm mát của bông lúa non quyện trong hương lá sen thanh khiết. Cả đoạn văn mở đầu như những câu thơ phảng phất hương thơm và hài hoà màu sắc. Tác giả đã dành cho Cốm một loạt những tính từ rất đẹp: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm…Nét bút của Thạch Lam đi từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cánh đồng xanh ngát đến tận một hạt lúa non: Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dán dân đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Và hạt lúa non ấy đã lột xác trở thành hình hài của hạt cốm nhờ bàn tay khéo léo của người làm Cốm. Quá trình làm nên hạt Cốm dẻo thơm không được Thạch Lam miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như Nguyễn Tuân hay Băng Sơn trong những bài viết khác về cốn. Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng vô cùng tinh tế, người đọc có thể hình dung ra một quá trình làm nên thứ quà đặc biệt ấy: từ khi còn là một giọt sữa trắng thơm trong cái vỏ xanh của bông lúa non đến lúc vừa độ nhất để người gặt mang về, rồi trải qua một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn để có được thứ cốm dẻo thơm. Cốm gắn liền với cái tên làng Vòng bởi không đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội xưa (nay thuộc quận Cầu Giấy) ấy.

Nếu ai đã từng một lần đi qua làng Vòng vào lúc trời thu, nghe tiếng chày thậm thịch giã cốm đêm ngày, nhìn những bàn tay thoăn thoắt giần, sàng, mới thấy hết được cái thú của nghề làm cốm. Vẻ đẹp của Cốm còn được tôn lên nhờ vẻ đẹp của những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn gẽ, với dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. Trong cái bảng lảng của sương thu buổi sớm, mỗi người dân Hà Nội xưa lại ngóng trông những bà, những cô hàng cốm xuống tàu, theo lối quen, toả hương thu vào mọi nẻo (Băng Sơn). Sở dĩ chiếc đòn gánh của người bán cốm có hình thù đặc biệt hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng là bởi đó là cả gốc tre già được đánh lên, chẻ đôi, dùng từ đời này qua đời khác. Cái dáng cong cong mềm mại của đòn gánh ấy được Băng Sơn từng ví như cái câu liêm, câu bầu trời xuống ủ cho mềm cốm.

---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam tựa như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi, giàu hình ảnh, màu sắc và cảm xúc. Trong đó, tác giả đã khắc họa một cách toàn diện vẻ đẹp của một sản vật quý cần được giữ gìn của dân tộc. Bình dị mà thanh cao, Cốm là hạt lúa nếp.. nhưng đã thành tiếp khác. Nó là tinh hoa, là tài tình, cũng chẳng giống bánh chưng, bánh dây…nó là sáng tạo đa ngàn đời, từ nguyên thuỷ đến trường tồn dân tộc (Băng Sơn).

Bài văn mẫu 2

Cốm - nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về.

Còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen.

Lúc đó chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non – cốm”.

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.”

---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

Vừa rồi, HỌC247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu Phân tích hình ảnh Cốm trong cảm nhận của Thạch Lam qua đoạn trích Một thứ quà của lúa non Cốm. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Một thứ quà của lúa non Cốm và hướng dẫn Soạn bài Một thứ quà của lúa non Cốm để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, HỌC247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON