YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập dạng bài tập về Mối quan hệ nhân quả đơn giản Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về mối quan hệ nhân quả đơn giản thông qua nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập dạng bài tập về Mối quan hệ nhân quả đơn giản Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

DẠNG BÀI TẬP VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐƠN GIẢN

A. Lý thuyết trọng tâm

- Mối quan hệ nhân quả đơn giản: một nguyên nhân dẫn đến một kết quả. Ví dụ: chế độ mưa ở nước ta phân thành hai mùa mưa và khô (nguyên nhân) dẫn đến chế độ nước sông phân thành hai mùa lũ và cạn (kết quả).

- Dạng hỏi chủ yếu là: “Vì sao (tại sao, nguyên nhân nào) dẫn tới ... kết quả?”. Ví dụ: “Tại sao Đà Lạt và Nha Trang có vĩ độ tương đương nhưng nhiệt độ trung bình  năm của Đà Lạt lại thấp hơn Nha Trang?”

- Ở đây kết quả (quả) là “nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt lại thấp hơn Nha Trang”, yêu cầu của đề là đi tìm nguyên nhân (nhân)? Trước hết các em học sinh cần hiểu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí: vĩ độ, lục địa – đại dương, địa hình, dòng biển, lớp phủ thực vật, con người ... sau đó học sinh phân tích, loại bỏ nhân tố không ảnh hưởng và giữ lại, chọn lựa nhân tố ảnh hưởng (nguyên nhân) của kết quả (yêu cầu của đề). Cụ thể nhân tố quyết định trong trường hợp này là nhân tố độ cao địa hình. Học sinh sẽ phải phân tích được tác động của độ cao địa hình đến nhiệt độ không khí. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C, Đà Lạt nằm ở độ cao cao hơn nên nhiệt độ sẽ thấp hơn.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Tại sao ở hoang mạc và bán hoang mạc phong hóa vật lí xảy ra mạnh mẽ?

Trong trường hợp này ở hoang mạc và bán hoang mạc nguyên nhân là do sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm (biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn). Yêu cầu học sinh phải phân tích được tác động của sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm đến phong hóa vật lí.

- Phong hóa lý học là hiện tượng phá hủy đá thành những mảnh lớn nhỏ khác nhau, không có sự thay đổi về thành phần hóa học. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân: sự thay đổi nhiệt độ, tác động cơ học của nước và gió, đặc tính của đá … nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày đêm.

- Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn: ban ngày nhiệt độ rất cao nên các nham thạch nở ra, ban đêm lạnh co lại, sự co giãn này làm cho các nham thạch bị nứt nẻ.

Câu 2: Vì sao độ cao của chân các nấm đá trong sa mạc thường chỉ đến 2 – 3 mét?

Nhân tố hình thành địa hình trong trường hợp này là ngoại lực (tác nhân do quá trình khoét mòn của gió)

Ở các vùng hoang mạc (khí hậu khô hạn và bán khô hạn) gió là nhân tố thành tạo địa hình quan trọng nhất. Vì chân các nấm đá được hình thành chủ yếu do nguyên nhân khoét mòn của gió và các vật liệu do gió mang theo. Các loại vật liệu được gió mang theo tập trung chủ yếu ở độ cao dưới 2 - 3m nên chân của các nấm đá thường không vượt quá độ cao này

Câu 3: Tại sao ở vùng khí hậu lạnh phổ biến dạng địa hình đồng bằng băng hà?

Nhân tố hình thành địa hình trong trường hợp này là ngoại lực (ở vùng khí hậu lạnh tác nhân chính là do băng hà). Đồng bằng băng hà được hình thành do tác dụng bào mòn của băng hà.

Câu 4: Ở chân núi nhiệt kế chỉ 200C, khi lên tới đỉnh núi nhiệt kế chỉ 80C. Hỏi ngọn núi đó có độ cao tương đối là bao nhiêu mét?

Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm trung bình 0,60C.

Nếu ở chân núi nhiệt độ là 200C, khi lên tới đỉnh núi nhiệt độ còn 80C, nghĩa là nhiệt độ giảm 120C. Vậy ta có phép tính: (12 x 100)/0,6 = 2000(m).

Đáp án: ngọn núi này có độ cao tương đối là 2000m.

Câu 5: Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy tính độ cao chênh lệch giữa điểm B so với điểm A?

- Nhiệt độ chênh lệch giữa B và A là 25 – 19 = 60C

- Nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của không khí ẩm trung bình cứ lên cao 100m thì giảm 0,60C

- Do đó độ cao chênh lệch giữa điểm A và điểm B là (100 x 6)/0,6 = 1000 (m)

Câu 6: Một chiếc máy bay đang bay ở độ cao 10000m. Hãy tính nhiệt độ không khí bên ngoài máy bay? (biết rằng tương ứng ở mặt đất lúc này nhiệt độ là 300C).

- Theo nguyên lý nhiệt độ chiều thẳng đứng, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm trung bình 0,60C.

- Nếu lên đến độ cao 10000m thì nhiệt độ giảm: (10000 x 0,6)/100 = 60(0C).

- Nghĩa là nếu ở mặt đất nhiệt độ là 300C thì nhiệt độ không khí ngoài máy bay ở độ cao 10000m sẽ là -300C. 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập dạng bài tập về Mối quan hệ nhân quả đơn giản Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON