YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài tập Nhiều nguyên nhân dẫn đến một kết quả Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài Địa lí 10 về kiến thức nhiều nguyên nhân dẫn đến một hệ quả của các thành phần tự nhiên trong chương trình Địa lí 10 HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Nhiều nguyên nhân dẫn đến một kết quả  Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

DẠNG BÀI TẬP VỀ MỐI QUAN HỆ: NHIỀU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MỘT KẾT QUẢ

A. Phương pháp giải

- Dạng bài tập về mối quan hệ nhiều nguyên nhân dẫn đến một kết quả rất phổ biến. Ví dụ phân bố mưa trên Trái Đất không đều do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân như khí áp, gió, frong, dòng biển, địa hình ...; hoặc địa hình bề mặt Trái Đất đa dạng do tác động tổng hợp các các nhân tố ngoại lực và nội lực; ...

- Dạng hỏi chủ yếu vẫn là: “Vì sao (tại sao, nguyên nhân nào) dẫn tới ... kết quả?” giống như dạng hỏi về mối quan hệ nhân quả đơn giản. Ví dụ: “Tại sao đất đen có độ phì cao nhất thế giới?”. Ở đây kết quả (quả) là “đất đen có độ phì cao nhất thế giới”, yêu cầu của đề là đi tìm nguyên nhân (nhân). Trước hết các em học sinh cần hiểu tất cả các nhân tố hình thành đất (đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian, con người) sau đó học sinh phân tích, loại bỏ nhân tố không ảnh hưởng và giữ lại, chọn lựa các nhân tố ảnh hưởng (nguyên nhân) của kết quả (yêu cầu của đề). Trong trường hợp này có 2 nhân tố ảnh hưởng là khí hậu và sinh vật. Học sinh phải phân tích được tác động của khí hậu và sinh vật đến độ phì của đất. Đất đen hình thành ở khu vực khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn, thảm thực vật là đồng cỏ. Hàng năm thực vật thân cỏ chết đi cung cấp cho đất một lượng lớn mùn giàu dinh dưỡng. Khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn có điều kiện nhiệt ẩm thấp nhưng phân hóa đều trong năm, mưa ít, quá trình rửa trôi hầu như không có nên mùn được tích tụ nhiều năm.

- Dạng câu hỏi này khác với dạng mối quan hệ nhân quả đơn giản ở điểm: trong mối quan hệ nhân quả đơn giản 1 nguyên nhân dẫn đến 1 kết quả; còn dạng mối quan hệ nhân quả này phức tạp hơn, nhiều nguyên nhân mới dẫn đến 1 kết quả.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1. Tại sao ở Xích đạo có góc nhập xạ lớn nhất, nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp hơn ở vùng chí tuyến?

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ không khí của một khu vực phụ thuộc và nhiều yếu tố: góc nhập xạ, bề mặt đệm và hoàn lưu khí quyển. Học sinh chọn lọc nhân tố và đưa ra các nguyên nhân phù hợp.

- Xích đạo: Có diện tích đại dương lớn, quá trình bốc hơi xảy ra mạnh làm cho bầu trời nhiều mây, độ trong của khí quyển giảm do đó lượng bức xạ mặt trời trực tiếp xuống bề mặt đất ít hơn. Mặt khác, đây cũng là vùng có lượng mưa lớn, lớp thảm thực vật phát triển nên lượng nhiệt thực tế bề mặt đất hấp thụ được ít hơn vùng chí tuyến.

- Chí tuyến: Là vùng ngự trị của áp cao cận chí tuyến, xuất hiện các dòng giáng làm cho bầu trời quang đãng, trong sáng, ít mây, bức xạ mặt trời trực tiếp lớn. Đây cũng là vùng ít mưa, lớp phủ thực vật kém phát triển và có diện tích lục địa lớn nên làm cho lượng nhiệt thực tế mặt đất hấp thụ được lớn hơn nhiều so với vùng Xích đạo.

Câu 2. Tại sao cực Nam Trung Bộ nước ta ít mưa?

Hướng dẫn giải

- Địa hình song song với hướng gió

- Ảnh hưởng của chồi nước lạnh ven bờ

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập Nhiều nguyên nhân dẫn đến một kết quả Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON