YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập Vấn đề 1. Cấu trúc - cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 tham khảo tài liệu Lý thuyết ôn tập Vấn đề 1. Cấu trúc - cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử Sinh học 12 tài liệu này bao gồm các kiến thức về Di truyền học ở cấp độ phân tử sẽ giúp các em vừa ôn tập vừa nhắc lại kiến thức đã học. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

ÔN TẬP LÝ THUYẾT

VẤN ĐỀ 1. CẤU TRÚC - CƠ CHẾ DI TRUYỀN & BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ SINH HỌC 12

1. Cấu trúc ở cấp độ phân tử

1.1. Cấu trúc của & chức năng của ADN

* Cấu trúc ADN:

  • ADN có cấu trúc đa phân, mà đơn phân là các Nu ( A, T, G, X ), các Nu liên kết với nhau bằng liên kết photphodi este ( liên kết cộng hóa trị ) để tạo thành chuỗi pôli Nu ( mạch đơn )
  • Gồm 2 mạch đơn(chuỗi poli Nuclêôtit) xoắn song song ngược chiều và xoắn theo chu kì. Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp Nu, có chiều dài 34 ( mỗi nu có chiều dài 3,4  và KLPT là 300 đ.v.C ).
  • Giữa 2 mạch đơn : các Nu trên mạch đơn này liên kết bổ sung với các Nu trên mạch đơn kia theo nguyên tắc bổ sung( NTBS ) :

“ A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại,

   G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại ”

* Cấu trúc Gen

- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định (sản phẩm đó có thể là chuỗi pôlipeptit hay ARN )

  • Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
  • Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục được gọi là gen không phân mảnh. Phần lớn gen của SV nhân thực là gen phân mảnh: xen kẽ các đoạn mã hóa aa (êxôn) là các đoạn không mã hóa aa (intrôn).
  • Gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng trình tự Nu:
  • Vùng điều hòa : nằm ở đầu 3’ mạch mã gốc, có trình tự Nu đặc biệt giúp ARN – pôlimeraza bám vào để khởi động, đồng thời điều hòa quá  trình phiên mã.
  • Vùng mã hóa : mang thông tin mã hóa các aa.
  • Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
  • Mã di truyền : là trình tự các nuclêôtit trong gen (mạch mã gốc) quy định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
  • Đặc điểm của mã di truyền:
  • MDT được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối chồng lên nhau.
  • MDT có tính phổ biến.
  • MDT có tính đặc hiệu.
  • MDT mang tính thoái hóa.

* Chức năng của gen: Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

* Phân loại gen: Gen có nhiều loại, như gen cấu trúc và gen điều hòa

- Gen cấu trúc: mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào

- Gen điều hòa: tạo sản phẩm kiểm soát hoạt động các gen khác

1.2. Cấu trúc các loại ARN

* Cấu trúc:                                       

  • ARN được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các Nu ( A, U, G, X ).

ARN chỉ gồm 1 chuỗi pôli Nuclêôtit do các Nu liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị. Các bộ ba Nu trên mARN gọi là codon (bộ ba mã sao), bộ ba Nu trên tARN gọi là anticodon (bộ ba đối mã).

  • Trong 64 bộ ba có:
  • 1 bộ ba vừa làm tín khởi đầu dịch mã, vừa mã hóa aa Met ở sinh vật nhân thực ( hoặc foocmin Met ở sinh vật nhân sơ) đgl bộ ba mở đầu: AUG.

Có ba bộ ba không mã hóa aa và làm tín hiệu kết thúc dịch mã (bộ ba kết thúc) : UAA, UAG và UGA.

* Chức năng :

  • mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ gen → Ri để tổng hợp prôtêin.
  • tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin.
  • rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.

1.3. Cấu trúc của prôtêin

  • Prôtêin là đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin
  • Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit → chuỗi pôlipeptit

2. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

2.1. Cơ chế nhân đôi ADN

2.1.1. Cơ chế nhân đôi ở sinh vật nhân sơ

* Cơ chế:

  • Vị trí            : diễn ra trong nhân tế bào.
  • Thời điểm    : diễn ra tại kì trung gian.
  • Diễn biến    :
  • Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN:
  • Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc nhân đôi (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
  • Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới:
  • ADN – pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ – 3’. Các Nu trên mạch khuôn liên kết với các Nu môi trường nội bào theo NTBS:              

             “ Amạch khuôn liên kết với Tmôi trường  bằng 2 liên kết hiđrô

                 Tmạch khuôn  liên kết với Amôi trường bằng 2 liên kết hiđrô

                 Gmạch khuôn  liên kết với Xmôi trường bằng 3 liên kết hiđrô

                 Xmạch khuôn  liên kết với Gmôi trường bằng 3 liên kết hiđrô ”

  • Trên mạch khuôn(3’-5’) mạch mới được tổng hợp liên tục. Trên mạch khuôn(5’-3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn Okazaki sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối(ligazA. .
  • Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành:
  • Các mạch mới được tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó tạo thành phân tử AND con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu(NT bbt).

* Ý nghĩa của nhân đôi ADN: đảm bảo Tính trạngDT được truyền đạt một cách chính xác qua các thế hệ tế bào và cơ thể

2.1.2. Cơ chế nhân đôi ở sinh vật nhân thực

  • Cơ bản giống với sinh vật nhân sơ.
  • Điểm khác: TB nhân thực có nhiều phân tử ADN có kích thước lớn, có nhiều đơn vị nhân đôi (nhiều chạc sao chép) → quá trình nhân đôi diễn ra nhiều điểm trên phân tử ADN.

2.2. Cơ chế phiên mã

* Cơ chế:

  • Vị trí            : diễn ra trong nhân tế bào.
  • Thời điểm    : khi tế bào cần tổng hợp một loại prôtêin nào đó
  • Diễn biến    :
  • Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN:
  • Enzim ARN–pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch mã gốc(3’-5’) khởi đầu phiên mã.
  • Bước 2: Tổng hợp phân tử ARN
  • ARN–pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’-5’ để tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung:     

             “ Amạch gốc liên kết với Um bằng 2 liên kết hiđrô

                 Tmạch gốc liên kết với Am bằng 2 liên kết hiđrô

                 Gmạch gốc liên kết với Xm bằng 3 liên kết hiđrô

                 Xmạch gốc liên kết với Gm bằng 3 liên kết hiđrô ”

  • Bước 3: Kết thúc phiên mã
  • Khi ARN–pôlimeraza gặp tín hiệu kết thúc thì phiên mã kết thúc. mARN được giải phóng
  • Ở SV nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng ngay làm khuôn để tổng hợp prôtêin, ở SV nhân thực mARN sau phiên mã được loại bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon tạo ra mARN trưởng thành.

* Ý nghĩa của phiên mã:

2.3. Cơ chế dịch mã

* Cơ chế:

  • Vị trí            : diễn ra ở tế bào chất.
  • Thời điểm    : Khi tế bào và cơ thể có nhu cầu.
  • Diễn biến    : trải qua 2 giai đoạn
    • Giai đoạn hoạt hóa aa:

Trong tế bào chất (môi trường nội bào) (phức hệ)

  • Giai đoạn tổng hợp chuỗi pôlipeptit:
  • Bước 1: Khởi đầu dịch mã:
  • Tiểu đơn vị bé của Ri gắn với mARN tại vị trí nhận biết đặc hiệu và di chuyển đến bb mở đầu (AUG).
  • aa- tARN tiến vào bb mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo NTBS), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo thành Ri hoàn chỉnh. 
  • Bước 2: Kéo dài chuỗi pôlipeptit
  • aa1- tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo NTBS) liên kết peptit được hình thành giữa aa với aa1.
  • Ribôxôm chuyển dịch sang bb thứ 2, tARN vận chuyển aa được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bb thứ hai trên mARN theo NTBS), hình thành liên kết peptit giữa aa2 và axit aa1.
  • Ribôxôm chuyển dịch đến bb thứ ba, tARN vận chuyển axit aa1 được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bb tiếp giáp với bb kết thúc của phân tử mARN.
  • Bước 3: Kết thúc: Khi Ri dịch chuyển sang bb kết thúc, quá trình dịch mã dừng lại, 2 tiểu phần Ri tách nhau ra, enzim đặc hiệu loại bỏ aavà chuỗi pôlipeptit được giải phóng.

* Ý nghĩa của dịch mã:

2.4. Cơ chế điều hòa hoạt động của gen

2.4.1. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ(ĐHHĐ của Operon LaC.  

Cấu trúc của operon Lac:

  • Vùng khởi động(P): có trình tự Nu đặc thù, giúp ARN- poolimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.
  • Vùng vận hành(O): Có trình tự Nu đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết ngăn cản phiên mã.
  • Nhóm gen cấu trúc(Z, Y, A. : quy định tổng hợp các enzim phân giải Lactôzơ
  • Gen điều hòa(R): không nằm trong thành phần của operon, có k/n tổng hợp prôtêin ức chế có thể liên kết với vùng vận hành, ngăn cản phiên mã.
  • Cấu trúc của operon Lac:
  • Cơ chế ĐHHĐ của Operon Lac:
  • Giai đoạn ức chế:
  • Khi môi trường không có Lactôzơ, R tổng hợp prôtêin ức chế → liên kết với vùng O  ngăn cản phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
  • Giai đoạn cảm ứng:
  • Khi môi trường có Lactôzơ, một số phân tử liên kết và làm biến đổi cấu hình không gian   của prôtêin ức chế → liên kết với vùng O  ARN – poolimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã .
  • Khi Lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế  liên kết với vùng O và quá trình phiên mã dừng lại.

             Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân xảy ra ở mức độ phiên mã.

2.4.2. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực

  • Cơ chế ĐH phức tạp hơn SV nhân sơ, do cấu trúc phức tạp của ADN trong NST.
  • ADN có số cặp Nu lớn, chỉ một bộ phận mã hóa tính trạng DT, còn lại đóng vai trò ĐH hoặc ko HĐ.
  • ADN nằm trong NST có cấu trúc bện xoắn phức tạp nên trước khi phiên mã phải tháo xoắn.
  • Sự ĐHHĐ của gen diễn ra nhiều mức, qua nhiều giai đoạn: NST tháo xoắn, phiên mã, biến đổi sau phiên mã, dịch mã và biến đổi sau dịch mã.

Tóm tắt cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

Các cơ chế

Những diễn biến cơ bản

Tự sao chép ADN

- ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn khi bắt đầu tái bản.

- Các mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’->3’, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn.

- Có sự tham gia của các enzim: tháo xoắn, kéo dài mạch, nối liền mạch…

- Diễn ra theo các nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn và nửa gián đoạn

Phiên mã

- Enzim tiếp cận ở điểm khởi đầu và đoạn ADN (gen) tháo xoắn.

- Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’-> 5’và sợi ARN kéo dài theo chiều 5’->3’, các đơn phân kết hợp theo NTBS.

- Đến điểm kết thúc, ARN tách khỏi mạch khuôn.

- Đối với SV nhân thực -> cắt bỏ những đoạn intron, nối các đoạn exon

Dịch mã

- Các axit amin đã hoạt hóa được tARN mang vào ribôxôm.

- Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’-> 3’ theo từng bộ ba và chuỗi pôlipeptit được kéo dài.

- Đến bộ ba kết thúc chuỗi pôlipeptit tách khỏi ribôxôm.

Điều hoà hoạt động của gen

Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế để kìm hãm sự phiên mã, khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất kìm hãm thì sự phiên mã được diễn ra. Sự điều hòa này tùy thuộc vào nhu cầu của tế bào.

 

3. Cơ chế biến dị ở cấp độ phân tử (đột biến gen)

{-- Nội dung phần 3. Cơ chế biến dị ở cấp độ phân tử (đột biến gen) của tài liệu Lý thuyết ôn tập Vấn đề 1. Cấu trúc - cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Lý thuyết ôn tập Vấn đề 1. Cấu trúc - cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử Sinh học 12Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON