YOMEDIA

95 Bài tập trắc nghiệm nâng cao chủ đề Cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử Sinh học 12 nâng cao có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu 95 Bài tập trắc nghiệm nâng cao chủ đề Cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử Sinh học 12 nâng cao có lời giải chi tiết bao gồm các câu hỏi nằm trong phần Ôn tập Chương Cơ sở vật chất di truyền và biến dị nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn chương trình di truyền của Sinh học 12. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NÂNG CAO CHỦ ĐỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP PHÂN TỬ SINH HỌC 12 NÂNG CAO CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nuclêic có tỷ lệ các loại nucleotit gồm 24%A, 24%T, 25%G, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là

     A. ADN mạch kép.     B. ADN mạch đơn.     C. ARN mạch kép.     D. ARN mạch đơn.

Câu 2: Ở ADN mạch kép, số nuclêôtít loại A luôn có số nuclêôtít loại T, nguyên nhân là vì:

     A. hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.

     B. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.

     C. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazơ lớn.

     D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào.

Câu 3: Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên

     A. protein.                                                         B. ARN polimeraza.    

     C. ADN polimeraza.                                          D. ADN và ARN.

Câu 4: Khi nói về gen phân mảnh, nhận định nào sau đây đúng?

     A. có ở mọi tế bào của mọi loài sinh vật.

     B. có khả năng hình thành được nhiều loại phân tử mARN trưởng thành.

     C. nằm ở trong nhân hoặc trong tế bào chất của tế bào nhân thực.

     D. nếu bị đột biến ở đoạn intron thì cấu trúc của prôtêin sẽ bị thay đổi.

Câu 5: Điều nào sau đây chỉ có ở gen của sinh vật nhân thực mà không có ở gen của sinh vật nhân sơ.

     A. Mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài.

     B. Có cấu trúc hai mạch xoắn kép, xếp song song và ngược chiều nhau.

     C. Được cấu tạo từ 4 loại nucleotit theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.

     D. Vùng mã hóa ở một số gen có chứa các đoạn exon xen kẻ các đoạn intron.

Câu 6: Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng

     A. nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

     B. có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

     C. mang các gen không phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

     D. có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở ADN của vi khuẩn?

     A. Hai đầu nối lại tại thành ADN vòng.

     B. Cấu tạo theo nguyên tác đa phân.

     C. Cấu tạo theo nguyên tác bổ sung.

     D. Liên kết với prôtêin histon để tạo nên NST.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN ở trong nhân tế bào.

     A. Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân.

     B. Mang gen quy định tổng hợp prôtêin cho bào quan ti thể.

     C. Có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

     D. Được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào.

Câu 9: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:

     A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

     B. Nucleotit mới được tổng hợp được gắn vào đầu 3' của chuỗi pôlinucleotit.

     C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.

     D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Câu 10: Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ gen của E.Coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và lắp ráp các nucleotit vào ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài chục lần là do

     A. tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli.

     B. ở nấm men có nhiều loại enzim ADN polimeraza hơn E.Coli.

     C. cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro.

     D. hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.

Câu 11: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không  đúng?

     A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

     B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

     C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

     D. Sự phân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).

Câu 12: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

     (1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

     (2) Nucleotit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3của mạch mới.

     (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.

     (4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

     (5) không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.

     (6) Sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.

     A. 5.                              B. 4.                              C. 3.                              D. 6.

Câu 13: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

     A. giảm phân và thụ tinh.                                  B. nhân đôi ADN.

     C. phiên mã.                                                      D. dịch mã.

Câu 14: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng?

     A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

     B. Enzim ADN polimerazaza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.

     C. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.

     D. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều \(5' - 3'\) mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

Câu 15: Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Enzim ADN polimerazaza là loại enzim có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN.

     B. Enzim ARN polimerazaza là loại enzim có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN.

     C. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki.

     D. Enzim ADN polimerazaza có chức năng tổng hợp nucleotit đầu tiên và mở đầu mạch mới.

Câu 16: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

     A. Ở mạch khuôn \(5' - 3'\), mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi.

     B. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi.

     C. Enzim ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn.

     D. Ở mạch khuôn \(3' - 5'\), mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.

Câu 17: Ở một loài động vật, hàm lượng ADN trên các NST của một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II là x. Hỏi hàm lượng ADN trên NST trong tế nào sinh dưỡng của loài này khi đang ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu?

     A. x.                              B. 4x.                            C. 2x.                            D. 0,5x.

Câu 18: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lên \( \left( {A + T} \right)/\left( {G + X} \right) = \frac{1}{4}\) thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là

     A. 10%.                        B. 40%.                        C. 20%.                        D. 25%.

Câu 19: Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên

     A. hoocmôn insulin. B. ARN polimeraza.   C. ADN polimeraza.  D. Gen.

Câu 20: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không  đúng?

     A. Gen ở ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

     B. Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con.

     C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến.

     D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, T, G, X.

Câu 21: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là

     A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.

     B. ADN ở tế bào nhân sơ có đạng vòng còn ADN trong tế bào nhân thực không có dạng vòng.

     C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

     D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinucleotit.

Câu 22: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN polimeraza là

     A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.

     B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.

     C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.

     D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

Câu 23: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

     A. giảm phân và thụ tinh.                                  B. nhân đôi ADN.

     C. phiên mã.                                                      D. dịch mã.

Câu 24: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là

     A. số lượng các đơn vị nhân đôi.                     B. nguyên liệu dùng để tổng hợp.

     C. chiều tổng hợp.                                            D. nguyên tắc nhân đôi.

Câu 25: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế nào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

     B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

     C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

     D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.

{-- Từ câu 26 - 50 và đáp án của Bài tập trắc nghiệm nâng cao chủ đề Cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 51: Ở operon Lac, nếu có một đột biến làm mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được prôtêin.

     A. Mất vùng khởi động (P).                            B. Mất gen điều hòa.

     C. Mất vùng vận hành (O).                             D. Mất một gen cấu trúc.

Câu 52: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

     A. Một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế.

     B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

     C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

     D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã.

Câu 53: Ở vi khuẩn E.Coli, khi nói về hoạt động của các gen trong operon Lac, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.

     B. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này đều không nhân đôi và không phiên mã.

     C. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này không nhân đôi nhưng vẫn tiến hành phiên mã.

     D. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng có số lần phiên mã khác nhau.

Câu 54: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:

     Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

     Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

     Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của protein.

     Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

     Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.

     Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của operon làm cho vùng này bị mất chức năng.

     Khi môi trường cos đường lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?

     A. 1.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Câu 55: Trong cấu trúc Operon, vùng khởi động có vai trò

     A. nơi gắn các enzim tham gia dịch mã tổng hợp prôtein.

     B. nơi mà ARN polymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

     C. nơi tổng hợp Prôtêin ức chế.

     D. nơi gắn Prôtêin ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.

Câu 56: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Ở sinh vật nhân thực, côđon \(3'AUG5'\) có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin.

     B. Côđon \(3'UAA5'\) quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

     C. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.

     D. Với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.

Câu 57: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

     (1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

     (2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều \(3' \to 5'\) 

     (3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều \(3' \to 5'\)

     (4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.

     Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:

     A. \(\left( 1 \right) \to \left( 4 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 2 \right)\).                                B. \(\left( 2 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 4 \right)\).

     C. \(\left( 1 \right) \to \left( 2 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 4 \right)\).                                D. \(\left( 2 \right) \to \left( 1 \right) \to \left( 3 \right) \to \left( 4 \right)\).

Câu 58: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,

     A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.

     B. cần có sự tham gia của enzim ligaza.

     C. chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chaasrt.

     D. cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit A, T, G, X.

Câu 59: Trong quá trình dịch mã,

     A. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là pôlixôm.

     B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nucleotit của mARN.

     C. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.

     D. riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều .

Câu 60: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

     (1) Phân tử ADN mạch kép.                           (2) phân tử tARN.

     (3) Phân tử protein.                                         (4) Quá trình dịch mã.

     A. (1) và (2).               B. (2) và (4).               C. (1) và (3).               D. (3) và (4).

Câu 61: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,

     A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.

     B. cần có sự tham gia của enzim ligaza.

     C. chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.

     D. cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit A, T, G, X.

Câu 62: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

     A. \(3'UAG5';{\rm{ }}3'U{\rm{AA5'; }}3'UGA5'\).                     B. \(3'GAU5';{\rm{ }}3'{\rm{AA}}U{\rm{5'; }}3'AGU5'\).

     C. \(3'UAG5';{\rm{ }}3'U{\rm{AA5'; }}3'AGU5'\).                     D. \(3'GAU5';{\rm{ }}3'{\rm{AAU5'; }}3'AUG5'\).

Câu 63: cho biết các cô đon mac hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG-Gly; XXX-Pro; GXU-Ala; XGA-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là \(5'AGXXGAXXXGGG3'\). Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

     A. Ser-Ala-Gly-Pro.               B. Pro-Gly-Ser-Ala.

     C. Ser-Arg-Pro-Gly.               D. Gly-Pro-Ser-Arg.

Câu 64: Cho các thông tin sau đây:

     (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

     (2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

     (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, aixt amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp.

     (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

     Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là

     A. (3) và (4).               B. (1) và (4).               C. (2) và (3).               D. (2) và (4).

Câu 65: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng

     A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit.

     B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.

     C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.

     D. để các riboxom dịch chuyển trên mARN.

Câu 66: Cho các thành phần

     (1) mARN của gen cấu trúc;                          (2) Các loại nucleotit A, U, G, X;

     (3) ARN polimeraza;                                       (4) ADN ligaza;

     (5) ADN polimeraza.

     Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của operon Lac ở E.Coli

     A. (2) và (3).               B. (1), (2) và (3).        C. (3) và (5).               D. (2), (3) và (4).

Câu 67: Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.Coli, vùng khởi động

     A. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN polimeraza.

     B. là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã.

     C. là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

     D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.

Câu 68: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozơ và khi môi trường không có lactozơ?

     A. Một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế.

     B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

     C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

     D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

Câu 69: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuối polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là  vì

     A. mã di truyền có tính thoái hóa.                 B. mã di truyền có tính đặc hiệu.

     C. ADN của vi khuẩn có dạng vòng.             D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.

Câu 70: Trong một gen có một  bazơ Timin trở thành dạng hiếm (T*) thì sẽ gây đột biến thay cặp A-T thành cặp G-X theo sơ đồ

     Trên phân tử ADN có bazơ nitơ Timin trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi sẽ gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp A-T bằng cặp G-X của bazơ nitơ dạng hiếm?

     A. A-T* → T*-G → G-X.                                B. A-T* → T*-X → G-X.

     C. A-T* → G-T* → G-X.                                D. A-T* → A-G → G-X.

Câu 71: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng?

     A. Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.

     B. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.

     C. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.

     D. ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen.

Câu 72: Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến

     A. thêm 1 cặp nucleotit.                                  B.  thêm 2 cặp nucleotit.        

     C. mất một cặp nucleotit.                                D. thay thế 1 cặp nucleotit.

Câu 73: Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất.

     A. Mất một cặp nuclêôtít.                               B. Thêm một cặp nuclêôtít.

     C. Thay thế một cặp nuclêôtít.                       D. Đột biến mất đoạn NST.

Câu 74: Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nucleotit là đột biến trung tính.

     A. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.

     B. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin.

     C. Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác.

     D. Do tính đặc hiệu của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi.

Câu 75: Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:

     (1) Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST.

     (2) Số lượng gen trong quần thể rất lớn.

     (3) Đột biến gen thường ở trạng tái lặn.

     (4) Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.

     A. (1), (2), (3), (4).                                            B. (1), (3).                   

     C. (1), (2).                                                         D. (1), (2), (3).

{-- Từ câu 76 - 95 và lời giải chi tiết của Bài tập trắc nghiệm nâng cao chủ đề Cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 95 Bài tập trắc nghiệm nâng cao chủ đề Cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử Sinh học 12 nâng cao có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF