Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Lý thuyết ôn tập Kỹ năng nhận biết Các loại biểu đồ, cách lựa chọn, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ Địa lý 12 bao gồm lý thuyết và các bài tập minh họa cho các kỹ năng như: nhận xét, phân tích biểu đồ, bảng số liệu, xử lí số liệu,...nằm trong chương trình Địa lý 12 sẽ giúp các em có thể làm tốt các bài tập liên quan đến thực hành Địa lý 12 trong các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo tại đây!
KĨ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ, CÁCH LỰA CHỌN, NHẬN XÉT BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ 12
I. BẢNG SỐ LIỆU:
1. Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê
- Trong học tập và thi THPTQG thường có câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu, bởi dựa vào bảng số liệu để tìm thông tin địa lí là một trong những kĩ năng quan trọng trong học tập và nghiên cứu Địa lí. Loại câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí.
- Đọc bảng số liệu về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết. Khi phân tích một bảng số liệu, cần theo các bước sau:
- Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu đó chính là yêu cầu của câu hỏi, bài tập.
- Đọc tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, hiểu rõ các tiêu chí cần nhận xét (ví dụ: để nhận xét về tình hình sản xuất một loại cây trồng, người ta thường quan tâm đến diện tích, sản lượng, cơ cấu, năng suất; để nhận xét về đô thị, thường quan tâm đến chức năng, quy mô, phân cấp, sự phân bố,...).
- So sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang với một trình tự hợp lí. Chú ý so sánh các mốc thời gian đầu và cuối của bảng, các mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự, các mốc có tính đột biến. Đối với các lãnh thổ, cần lưu ý so sánh các lãnh thổ lớn với nhau, nhỏ với nhau, lớn với nhỏ và ngược lại...
- Rút ra nhận xét theo yêu cầu của câu hỏi và giải thích (khi câu hỏi yêu cầu). Trong một số trường hợp cần thiết, cần phải tính toán bảng số liệu trước khi nhận xét. Chẳng hạn, với một bảng số liệu tuyệt đối, nhưng đề bài lại yêu cầu nhận xét về cơ cấu thì cần phải tính toán trước khi nhận xét (mặc dù bài có thể không yêu cầu tính toán).
- Để tránh bị sót ý khi phân tích số liệu, cần lưu ý một số điểm sau:
- Đọc kĩ câu hỏi, làm rõ yêu cầu và phạm vi cần phân tích, nhận xét, phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ. Nếu không xác định được yêu cầu chủ đạo, dễ bị lạc đề.
- Tái hiện các kiến thức cơ bản đã học có liên quan đến yêu cầu của câu hỏi và đến các số liệu đã cho để xác định các tiêu chí phù hợp với yêu cầu của bảng số liệu, phác thảo dàn ý trình bày.
- Việc phân tích và nhận xét bảng số liệu, thông thường được tiến hành như sau:
- Phát hiện các mối liên hệ giữa số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý đến các giá trị nổi bật như giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, những điểm đột biến (tăng, giảm đột ngột). Chú ý so sánh, đối chiếu cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối.
- Chú ý phân tích khái quát trước, sau đó mới đi sâu vào các thành phần (hoặc yếu tố) cụ thể.
- Khi nhận xét nên theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao xuống thấp... bám sát các yêu cầu của câu hỏi. Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục.
2. Luyện tập:
Bài tập 1. Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của thế giới, thời kì 1960 – 2010 ( đơn vị: %)
Sản phẩm |
1960 |
1970 |
1980 |
1990 |
2003 |
2010 |
Than |
100 |
113 |
145 |
130 |
204 |
241 |
Dầu mỏ |
100 |
222 |
291 |
317 |
371 |
522 |
Điện |
100 |
215 |
358 |
514 |
645 |
971 |
Nhận xét về tốc độ tăng trưởng sản lượng các sản phẩm trên.
*. Nhận xét
- Từ 1960 – 2010 sản lượng than, dầu mỏ, điện của thế giới nhìn chung đều có xu hướng tăng.
- Tuy nhiên tốc độ tăng của các sản phẩm không đều:
+ Than có tốc độ tăng chậm nhất và không ổn định (dẫn chứng)
+ Dầu mỏ có tốc độ tăng khá nhanh và tăng liên tục (dẫn chứng)
+ Điện có tốc độ tăng nhanh nhất và tăng liên tục (dẫn chứng).
Bài tập 2.
{-- Nội dung đề và đáp án bài tập 2 phần: Bảng số liệu của tài liệu Lý thuyết ôn tập Kỹ năng nhận biết Các loại biểu đồ, cách lựa chọn, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
II. BIỂU ĐỒ
1. Các loại biểu đồ:
a. Phân loại theo hình dáng:
- Cột
- Đường
- Tròn
- Miền
- Kết hợp (cột và đường).
- Ô vuông.
- 2 nửa hình tròn.
b. Phân loại theo chức năng:
- Dạng biểu đồ cơ cấu: tròn, cột chồng, miền, ô vuông, 2 nửa hình tròn. Trong đó phổ biến nhất là dạng biểu đồ tròn, miền.
- Tròn: vẽ khi thể hiện từ 3 năm trở xuống (thể hiện được quy mô).
- Miền: vẽ khi thể hiện từ 4 năm trở lên.
- Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng, động thái phát triển: đường, cột, kết hợp. Trong đó đường là thể hiện rõ rệt nhất sự phát triển, tốc độ tăng trưởng, chỉ số phát triển. Biểu đồ cột chủ yếu thể hiện quy mô, sản lượng, khối lượng của một số đại lượng diễn biến theo thời kì, theo không gian.
- Biểu đồ thể hiện mối quan hệ: kết hợp.
2. Lựa chọn biểu đồ thích hợp:
a. Căn cứ vào yêu cầu đề:
- Chọn biểu đồ đường biểu diễn: khi thường có các lời dẫn như tăng trưởng, biến động, phát triển từ năm...đến năm...
- Chọn biểu đồ cột: thường có các từ gợi mở như khối lượng, sản lượng, diện tích trong năm..., từ năm ...đến năm...
- Lựa chọn biểu đồ cơ cấu : thường có các từ gợi mở như cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu.
b. Căn cứ vào bảng số liệu:
- Chọn biểu đồ đường: khi bảng số liệu cho là dãy số liệu tương đối hoặc tuyệt đối, phát triển theo 1 chuỗi thời gian.
- Chọn biểu đồ cột: khi có 1 dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến thiên theo 1 số thời điểm, thời kì hay theo không gian.
- Chọn biểu đồ kết hợp: khi có hai đối tượng khác nhau và 2 đơn vị khác nhau.
- Biểu đồ chỉ số phát triển (thường là biểu đồ đường): khi có 3 đại lượng và 3 đơn vị khác nhau, diễn biến theo thời gian. Ba đại lượng khác nhau thì quy về 1 đại lượng (đơn vị%) và chọn biểu đồ đường biểu diễn.
- Chọn biểu đồ cơ cấu: trong bảng số liệu phải bao gồm các thành phần hợp thành giá trị tổng số.
- Tròn: khi có từ 3 năm trở xuống.
- Miền: khi có từ 4 năm trở lên.
3. Kĩ năng nhận xét (phân tích) biểu đồ
{-- Nội dung phần 3: Kỹ năng nhận xét (phân tích) biểu đồ của tài liệu Lý thuyết ôn tập Kỹ năng nhận biết Các loại biểu đồ, cách lựa chọn, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
4. Luyện tập:
Bài tập 1. Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của thế giới, thời kì 1960 – 2010 ( đơn vị: %)
Sản phẩm |
1960 |
1970 |
1980 |
1990 |
2003 |
2010 |
Than |
100 |
113 |
145 |
130 |
204 |
241 |
Dầu mỏ |
100 |
222 |
291 |
317 |
371 |
522 |
Điện |
100 |
215 |
358 |
514 |
645 |
971 |
Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng các sản phẩm trên.
Bài tập 2. Cho bảng số liệu
Sản lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của thế giới phân theo các quốc gia năm 2010 (đơn vị: triệu tấn)
Sản lượng |
Thế giới |
Trung Quốc |
Ấn Độ |
Việt Nam |
Thái Lan |
Hoa Kì |
Sản xuất |
704,4 |
197,3 |
151 |
39,1 |
30 |
11,1 |
Xuất khẩu |
30,4 |
1 |
2 |
6 |
8,2 |
3,8 |
(Nguồn: FAO)
Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của thế giới phân theo các quốc gia năm 2010?
Bài tập 3. Cho bảng số liệu:
10 nước khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới:
Nước |
Sản lượng ( nghìn thùng) |
Irac |
2,4 |
Venezuela |
2,5 |
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.. |
3,0 |
Mêhico |
3,2 |
Vanada |
3,4 |
Trung quốc |
4,0 |
Iran |
4,2 |
Hoa kỳ |
8,5 |
Liên bang nga |
10,1 |
Ả rập Xê út |
10,8 |
Tổng sản lượng |
52,1 |
( Nguồn: E I A, 2010)
Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng khai thác dầu mỏ của 10 quốc gia có sản lượng lớn nhất thế giới.
{-- Nội dung đề và đáp án bài tập 4 phần: Số liệu của tài liệu Lý thuyết ôn tập Kỹ năng nhận biết Các loại biểu đồ, cách lựa chọn, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !