YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập rèn luyện các kỹ năng thực hành (biểu đồ) Địa lý 12

Tải về
 
NONE

Lý thuyết và bài tập rèn luyện các kỹ năng thực hành (biểu đồ) Địa lý 12 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm lý thuyết của kỹ năng như: vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, xử lí số liệu,...nằm trong chương trình Địa lý 12 sẽ giúp các em có thể làm tốt các bài tập liên quan đến biểu đồ trong kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH (BIỂU ĐỒ) ĐỊA LÝ 12

I) Khái niệm biểu đồ

            Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng:

            - Động thái phát triển của một hiện tượng (quá trình phát triển công nghiệp qua các năm...)

            - Mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng (như so sánh sản lượng lương thực giữa các vùng.

            - Cơ cấu thành phần của một tổng thể (như cơ cấu ngành của nền kinh tế...)

II) Các dạng biểu đồ

            * Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang).

            * Biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình vuông, tam giác đều.

            * Biểu đồ đồ thị (hoặc đường biểu diễn).

            * Biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ hình cột và đồ thị).

            * Biểu đồ miền.

            * Biểu đồ cột chồng.

III) Yêu cầu khi vẽ biểu đồ

            - Khoa học (chính xác)

            - Trực quan (rõ ràng, dễ đọc).

            - Thẩm mĩ (đẹp).

IV) Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ

            * B1: Nhận dạng và vẽ đúng dạng biểu đồ.

            * B2: Xử lý số liệu (nếu có).

            * B3: Vẽ biểu đồ.

            * B4: Viết tên biểu đồ (viết chữ in hoa có dấu, có ghi thời gian cụ thể).

            * B5: Viết chú giải (nếu có từ 2 đối tượng địa lí trở lên).

            => Chú ý: Các ký hiệu chú giải thường được biểu thị bằng cách:

            - Gạch nền (gạch dọc, gạch ngang, gạch chéo, ô vuông, tam giác...)

            - Dùng các ký hiệu toán học (dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân, dấu chấm...)

            - Khi chọn ký hiệu cho bản đồ cần chú ý làm sao để biểu đồ dễ đọc, vừa đẹp, tuyệt đối không được sử dụng viết màu và viết chì để tô lên biểu đồ.

            * B6: Nhận xét biểu đồ đã vẽ (theo yêu cầu của đề):

            - Cần xem xét thông tin mà đề bài cho.

            - Ý nào lớn, thấy trước thì trình bày trước, các ý nhỏ cần phải tư duy thì trình bày sau.

            - Lưu ý là các ý nhận xét cần được cung cấp dữ liệu (dựa vào bảng số liệu) để chứng minh (Tăng hay giảm, cao hay thấp....?)

            - Những hiện tượng địa lí có sự thay đổi hoặc biến động lớn thì cần được lý giải nguyên nhân.

V) Phương pháp nhận dạng và vẽ đối với từng dạng biểu đồ

{-- Nội dung phần Phương pháp nhận dạng và vẽ đối với từng dạng biểu đồ của tài liệu Lý thuyết và bài tập các kỹ năng thực hành (biểu đồ) Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Bải giải

a) Vẽ biểu đồ:

Xử lý số liệu đã cho:                                                                                                    (Đơn vị: %)

 

Loại hình

Đường sắt

Đường bộ

Đường sông

Đường biển

KL vận tải hành khách

1,2

80,0

18,7

0,1

KL vận tải hành hóa

4,9

62,2

23,0

9,9

 

BIỂU ĐỒ, CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH HÓA VÀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI NĂM 1997

b) Nhận xét:

            - Trong các loại hình vận tải trên đường bộ có vai trò quan trọng nhất, chiếm đại bộ phận khối lượng vận tải hành khách (80%) và khối lượng vận tải hàng hóa (62,2%) sau đó là đường sông (18,7% và 23%). Vận tải đường sắt và đường biển có vai trò còn khiêm tốn.

            - Nguyên nhân (phân tích ưu điểm của GTVT đường bộ học ở lớp 10).

d) Dạng biểu đồ Miền:

          - Thể hiện cơ cấu thành phần của 1 tổng thể nhưng ở nhiều thời điểm khác nhau (từ 3 mốc thời gian trở lên).

            - Có 2 dạng biểu đồ Miền:

* Dạng biểu đồ Miền vẽ theo số liệu tuyệt đối: (Nghìn tấn, tỉ đô la...): Đối với dạng biểu đồ này thì đường trên cùng của biểu đồ không phải là đường thẳng nằm ngang thể hiện tỉ lệ 100% mà là 1 đường biểu diễn cuối cùng của 1 thành phần nào đó trong 1 tổng thể.

            Chú ý: Khi làm bài thi ta không nên vẽ dạng biểu đồ này vẽ sẽ không đạt được điểm tuyệt đối.

* Dạng biểu đồ Miền vẽ theo số liệu tương đối: (Đề bài cho tỉ lệ % hoặc ta phải xử lí số liệu).

            - Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông trong đó được chia thành các Miền tương ứng với các thành phần  trong 1 tổng thể.

            - Cạnh đứng (trục tung) thể hiện tỉ lệ đúng bằng 100%, cạnh nằm ngang (trục hoành) thể hiện khoảng cách từ nằm đầu đến nằm cuối (chú ý chia khoảng cách năm)

            - Cách vẽ:

            + Đối với biểu đồ có 2 miền (có 1 đường biểu diễn): Tức là giới hạn phía trên của Miền thứ nhất chính là giới hạn phía dưới của Miền thứ 2 và giới hạn phía trên của Miền thứ 2 là đường thẳng nằm ngang tương ứng 100%.

          + Đối với dạng biểu đồ có 3 Miền (có 2 đường biểu diễn).

            · B1: Vẽ đường biểu diễn Miền thứ nhất của thành phần thứ nhất ở dưới cùng biểu đồ, tính theo số liệu từ dưới lên (0% -> 100%).

            · B2: Vẽ đường biểu diễn Miền thứ 3 của thành phần thứ 3 ở trên cùng biểu đồ, tính theo số liệu từ trên xuống (100% -> 0%).

            => Miền ở giữa chính là Miền của thành phần thứ 2.

            + Đối với dạng biểu đồ có 4 miền trở lên:

            Các bước tiến hành giống như vẽ biểu đồ có 3 Miền nhưng các Miền ở giữa phải biểu diễn. Theo nguyên tắc cộng thêm giá trị.

            Ví dụ: Vẽ miền thứ 2 ta thấy giá trị Miền thứ nhất (dưới cùng biểu đồ). Cộng thêm giá trị Miền thứ 2 và tính từ đáy Miền là 0%.

_Ví dụ:

            Cho bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam từ năm 1985-1998

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành

1985

1990

1995

1998

Nông – lâm – ngư nghiệp

40,2

38,7

27,2

25,8

Công nghiệp và xây dựng

27,3

22,7

28,8

32,5

Dịch vụ

32,5

38,6

44,0

41,7

 

 

          a) Vẽ biểu đồ biểu hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam từ 1985 – 1998?

            b) Nêu nhận xét về sự thay đổi đó?

Bài giải

 

a) Vẽ biểu đồ:

b Nhận xét:

            - Tỉ trọng của khu vực I từ 1985 – 1998 liên tục giảm.

            - Tỉ trọng của ngành khu vực II từ 1985 – 1998 giảm do việc sắp xếp lại cơ cấu ngành, sau đó từ 1990 – 1998 tăng dần tỉ trọng.

            - Tỉ trọng các ngành thuộc khu vực III phát triển với tốc độ nhanh nhất là sau công cuộc đổi mới (1986), từ 1992 trở đi đã vượt tỉ trọng của khu vực I nhưng chưa ổn định.

            => Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam có sự thay đổi theo hướng tích cực (hướng CN hóa và hiện đại hóa) nhưng còn chậm.

2) Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển

          - Đây là dạng biểu đồ có thể sử dụng để biểu hiện động thái phát triển (sự biến đổi về qui mô) hay so sánh mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng địa lí kinh tế – xã hội.

          - Các yêu cầu mà đề bài cho thường có chữ:

            + “Biểu hiện tình hình phát triển...”

            + “Biểu hiện tốc độ tăng trưởng...”

            + “So sánh mối tương quan về độ lớn...”

            - Để thực hiện được các yêu cầu trên có thể linh hoạt sử dụng một trong hai dạng biểu đồ sau:

            + Biểu đồ hình cột.

            + Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị).

a) Biểu đồ cột:

            - Có thể biểu hiện tình hình phát triển hay so sánh mối tương quan về độ lớn của một hay nhiều đối tượng địa lí ở vào một hay nhiều thời điểm (mốc thời gian).

            - Biểu đồ cột có các dạng sau:

            + Biểu đồ cột đơn: Biểu hiện tình hình phát triển của 1 hiện tượng địa lí nào đó qua các năm (ví dụ dân số). Mỗi một mốc thời gian sẽ tương ứng với 1 cột.

          + Biểu đồ cột gộp nhóm: Biểu hiện tình hình phát triển trong mối tương quan so sánh về độ lớn giữa các đối tượng địa lí với nhau (ví dụ so sánh diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm qua các năm). Mỗi một mức thời gian sẽ tương ứng với 2 cột trở lên.

            + Biểu đồ thanh ngang: Là 1 dạng bản đồ hình cột khi trục đứng (trục tung) và nằm (trục hoành) đổi chỗ cho nhau.

            Ví dụ: Biểu đồ tháp dân số: Từng cặp thanh ngang (Nam, nữ) được vẽ đối nhau qua trục đứng (trục thể hiện cơ cấu tuổi).

            * Biểu đồ cột đơn:

          Vẽ biểu đồ biểu hiện sự phát triển dân số nước ta trong các năm từ 1921 –> 1999 theo bảng số liệu sau:

(Đơn vị: Triệu người)

Năm

1921

1939

1960

1970

1980

1990

1993

1999

Số dân

15,6

19,6

30,2

41,9

53,7

66,2

70,9

76,5

 

* Biểu đồ cột gộp nhóm:

            Vẽ biểu đồ biểu hiện sự phát triển diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta qua các năm từ 1975 –> 1998 theo bảng số liệu sau:

 

Năm

1975

1980

1985

1990

1995

1998

Cây CN hàng năm

210,1

371,7

600,7

542,0

716,7

808,2

Cây CN lâu năm

172,8

256,0

470,3

657,3

902,3

1.202,3

 

b) Biểu đồ đường biểu diễn: (Đồ thị)

            - Biểu đồ này dùng để thể hiện “Tiến trình phát triển”, “Tốc độ tăng trưởng” hay “sự biến thiên” của các đối tượng địa lí qua các mốc thời gian.

          - Biểu đồ đường biểu diễn có các dạng sau:

            + Biểu đồ chỉ có 1 đường biểu diễn: Thể hiện tiến trình phát triển của 1 đối tượng địa lí qua nhiều mốc thời gian (ví dụ: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của sản lượng lúa ở nước ta qua các năm).

            + Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn đồng qui: Biểu hiện tiến trình phát triển của nhiều đối tượng địa lí qua các mốc thời gian (Ví dụ: Biểu hiện sự gia tăng dân số, gia tăng sản lượng lúa và gia tăng sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm).

            - Chú ý khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn:

            + Phải chú ý đến khoảng cách năm (mốc thời gian) trên trục hoành để đường biểu diễn phản ánh đúng tình hình phát triển.

            + Cần chọn năm đầu tiên biểu diễn trùng với trục tọa độ và đường biểu diễn bắt đầu từ trục tung tương ứng với giá trị ở bảng số liệu.

            + Nếu vẽ 2 hay nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì phải có ký hiệu riêng để phân biệt (đường đậm, đường nhạt, đường bị đứt nét...) và có bảng chú giải kèm theo.

            + Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau. Ví dụ: 1 đường biểu diễn số dân, 1 đường biểu diễn sản lượng lúa, thì vẽ 2 trucï ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.

            + Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển từ số liệu tuyệt đối (nghìn tấn, triệu người...) sang số liệu tương đối (%). Thông thường khi tính toán người ta lấy số liệu, năm đầu tiên làm gốc bằng 100%, số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau khi đã xử lý ta vẽ các đường biểu diễn.

-Ví dụ

            * Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau:

            Đề: Vẽ biểu đồ biểu hiện sự phát triển dân số và sản lượng lúa ở nước ta qua các năm theo bảng số liệu sau:

 

Năm

1982

1984

1986

1988

1990

1992

1994

1996

Dân số

(Triệu người)

55,1

57,3

59,1

60,0

64,9

68,1

70,0

76,3

Sản lượng lúa

(Triệu tấn)

10

12,2

12,5

14,1

15,0

17,4

20,3

26,3

 

* Dạng biểu đồ có nhiều đường biểu diễn các đơn vị khác nhau:

            Đề: Hãy vẽ biểu đồ biểu hiện sự phát triển về diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm ở nước ta thời kỳ 1975 ->1997 theo bảng số liệu sau:     

Năm

Đối tượng

1975

1980

1985

1990

1997

Diện tích (nghìn ha)

4.856

5.600

5.704

6.028

7.019

Năng suất (tấn/ha)

2,1

2,1

2,8

3,2

3,9

Sản lượng (nghìn tấn)

10.293

11.647

15.874

19.225

27.645

 

            Xử lý số liệu: (Lấy năm 1975 làm gốc = 100%)

(Đơn vị: %)

Năm

Đối tượng

1975

1980

1985

1990

1997

Diện tích

100

115,3

117,5

124,1

144,5

Năng suất

100

100

133,3

152,4

185,7

Sản lượng

100

113,2

154,0

186,8

268,7

 

            3) Dạng biểu đồ kết hợp: (Giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn)

            - Đây là dạng biểu đồ biểu hiện sự phát triển của các đối tượng địa lí qua các thời điểm (mốc thời gian) khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ nhất định với nhau (Ví dụ: Biểu hiện sự phát triển của diện tích và sản lượng).

            - Chú ý khi vẽ dạng biểu đồ kết hợp.

            + Các đối tượng địa lí thường có đơn vị khác nhau (ví dụ: nghìn ha, triệu tấn...) do vậy khi vẽ biểu đồ ta dùng 2 trục đứng để thể hiện các đơn vị.

            + Các đối tượng địa lí được thể hiện trong biểu đồ kết hợp thường có mối quan hệ nhất định với nhau. Vì vậy khi chọn tỷ lệ cho mỗi đối tượng cần chú ý làm sao cho biểu đồ cột và đường biểu diễn không tách rời xa nhau thành 2 khối riêng biệt.

Ví dụ:

            Vẽ biểu đồ kết hợp biểu hiện sự phát triển về diện tích và sản lượng cà phê của nước ta trong thời kỳ 1980 – 1987 theo bảng số liệu sau:

Năm

Đối tượng

1980

1985

1990

1995

1997

Diện tích (nghìn ha)

22,5

44,7

119,3

186,4

270

Sản lượng (nghìn tấn)

12,0

22,7

100,3

200,1

400,0

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Lý thuyết và bài tập rèn luyện các kỹ năng thực hành (biểu đồ) Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF