Học247 xin giới thiệu với các em học sinh lớp 12 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 của Trường THPT Yên Lạc kèm đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu này giúp các em làm quen cấu trúc, cách ra đề thi THPT năm nay và giúp các em ôn lại kiến thức đã học, nắm vững các kĩ năng khi làm bài để chuẩn bị thật tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu luyện thi không chỉ giúp cho các em học sinh ôn thi mà còn cho cả quý thầy cô dùng để ôn luyện cho học sinh của mình.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC |
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 – LỚP 12 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: LỊCH SỬ |
(Đề thi gồm 05 trang) |
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể giao đề) |
Câu 1: Để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu gì?
A. “Thế giới phải luôn công bằng”
B. “Cam kết và mở rộng”
C. “Thúc đẩy dân chủ”
D. Mĩ là siêu cường duy nhất đóng vai trò lãnh đạo thế giới
Câu 2: Hội nghị Ianta đã đưa ra thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực chiếm đóng ở đâu?
A. Châu Á và châu Âu B. Châu Mĩ
C. Châu Phi D. Châu Ảu
Câu 3: Yếu tố nào sau đây không thuộc đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần 2?
A. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới như máy tính, máy tự động...
B. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Thời gian từ phát minh đến ứng dụng được rút ngắn.
D. Chuyển từ vĩ mô sang vi mô.
Câu 4: Để tập hợp lực lượng chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mĩ đã làm gì?
A. Thực hiện kế hoạch Macsan, thành lập NATO
B. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế
C. Thành lập liên minh châu Âu
D. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava
Câu 5: Sau khi giành được độc lập, bước vào xây dựng đất nước, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A. Trở thành nước đi đầu trong việc nghiên cứu vũ trụ
B. Phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình.
C. Phóng tàu vũ trụ vòng quanh trái đất
D. Đưa người lên thám hiểm sao hỏa.
Câu 6: Cụm từ nào được dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. “Lục địa mới trỗi dậy” B. “Lục địa đỏ”
C. “Mĩ La tinh cháy" D. “Lục địa bùng cháy”
Câu 7: Để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Mĩ đã làm gì?
A. Tổng thống Mĩ sang thăm và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
B. Gây chiến tranh xâm luợc và bạo loạn lật đổ chính quyền nhiều nơi trên thế giới
C. Thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc
D. Tổng thống Mĩ sang thăm Liên Xô
Câu 8: Ngay sau khi giành đuợc độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược gì?
A. Công nghiệp hóa XHCN
B. Ngả về Phương Tây
C. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
D. Công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo
Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
B. Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập quan liêu trung bao cấp, thiếu dân chủ công bằng xã hội.
C. Tất cả các đáp án đều đúng.
D. Khi cải tổ đã phạm phải sai lầm, làm khủng hoảng thêm trầm trọng
Câu 10: Người đã khởi xướng đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là ai?
A. Lưu Thiếu Kỳ B. Đặng Tiểu Bình
C. Mao Trạch Đông D. Tôn Trung Sơn
Câu 11: Tháng 7/1954, Hiệp định Gionevo đuợc kí kết, công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia nào?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia B. Campuchia
C. Việt Nam D. Lào
Câu 12: Cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần hai đuợc diễn ra từ khoảng thời gian nào?
A. Từ những năm 50 của thế kỉ XX trở đi B. Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
C. Từ những năm 40 của thế kỉ XX trở đi D. Từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX
Câu 13: Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai
A. Do yêu cầu cuộc sống
B. Những thành tựu khoa học - kĩ thuật lần 1 tạo tiền đề cho Cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ lần hai.
C. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai
D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Sau chiến hanh thế giới thứ hai, về đối ngoại Liên Xô đã thực hiện chính sách với mục tiêu gì?
A. Bảo vệ hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
B. Liên kết chặt chẽ với Mỹ, mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu
C. Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu mở rộng ảnh hưởng ở châu Á
D. Hòa bình, trung lập tích cực
Câu 15: Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước
B. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan
C. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận
D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô
Câu 16: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ như thế nào?
A. Quan hệ láng giềng thân thiện B. Quan hệ đối đầu
C. Quan hệ hợp tác hữu nghị D. Quan hệ Đồng minh
Câu 17: Sau khi giành được độc lập, bước vào phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á có nhu cầu gì?
A. Liên kết chặt chẽ với Mĩ
B. Độc lập phát triển kinh tế
C. Hợp tác với nhau để cùng phát triển
D. Hợp tác chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 18: Trong những năm 1946 -1949 ở Trung quốc diễn ra sự kiện gì?
A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi
B. Nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng
C. Quốc Cộng hợp tác chống phát xít Nhật
D. Cách mạng văn hóa
Câu 19: Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa bắt đầu vào thời gian nào?
A. Tháng 10/1976 B. Tháng 12/1987
C. Tháng 12/1978 D. Tháng 1/1979
Câu 20: Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ đạt được thành tựu gì?
A. Chiếm hơn 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới
B. Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới
C. Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới
D. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới
Câu 21: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì?
A. Trở thành nước xuất khẩu thực phẩm đứng thứ hai thế giới
B. Tự túc được nhu cầu thịt, sữa trong nước
C. Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới
D. Trở thành cường quốc nông nghiệp lớn nhất thế giới
Câu 22: Nội dung nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?
A. Thành lập khối đồng minh chống phát xứ
B. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc
C. Tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật
D. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.
Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới sự ra đời của xu thế toàn cầu hoá?
A. do trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
B. Do chính sách đối ngoại cởi mở của Mĩ.
C. Do kinh tế các nước phát triển.
D. Do sự bùng nổ cách mạng khoa học, kĩ thuật.
Trên đây là chỉ là một phần đề thi thử THPT QG môn Lịch sử của Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc. Để xem được đầy đủ đề thi và đáp án cũng như lời giải chi tiết của tài liệu này, các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản HỌC247 để tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức cũng như là tập giải dạng đề thi THPT QG năm nay để đạt được kết quả thật tốt trong kì thi này. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các thầy cô giáo dùng để tiến hành ôn thi cho các em.
Ngoài ra các em có thể tham khảo Bộ 10 đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2017 và truy cập Hoc247.net để tham khảo đề thi thử THPT QG của tất cả các môn khác.
Chúc các em ôn thi thật tốt.
--MOD Lịch sử Hoc247 (tổng hợp)