YOMEDIA

Bộ 10 đề thi THPT QG môn Lịch sử năm 2017

Tải về
 
NONE

Kỳ thi THPT QG là một kỳ thi hết sức quan trọng cho tất cả các bạn học sinh lớp 12 nói riêng và tất cả các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường nói chung. Để vượt qua kì thi thật tốt các bạn học sinh không chỉ nắm vững kiến thức, kĩ năng vững mà còn phải ôn tập, luyện thi thật nghiêm túc và lâu dài. Chính vì vậy, để giúp các bạn học sinh ôn thi dễ dàng hơn Học247 xin giới thiệu đến các bạn học sinh Bộ 10 đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2017 của các trường THPT. Ngoài ra, để ôn thi thật tốt các bạn học sinh còn có thể tham khảo đề cương và đề thi của tất cả các môn khác tại Hoc247.net. Hi vọng đây sẽ là tài liệu ôn thi bổ ích giúp cho các bạn học sinh vượt qua kì thi dễ dàng. 

ADSENSE
YOMEDIA

 Đề tham khảo số 1

SỞ GD & ĐT BẮC KẠN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 50 phút.

 

Câu 1: Cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa là:

     A. Báo Lao động                                               B. Báo Nhân dân       

     C. Báo Người cùng khổ                                  D. Báo Thanh niên

Câu 2: Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

     A. Nhật Bản                                                      B. Các nước phương Tây

     C. Liên Xô                                                          D.

Câu 3: Điểm khác nhau giữa bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với bản Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là

     A. Xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

     B. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

     C. Xác định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

     D. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Câu 4: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

     A. Đấu tranh vũ trang                                                                           B. Đấu tranh chính trị

     C. Đấu tranh ngoại giao                                  D. Đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị

Câu 5: Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam là

     A. Tân Việt Cách mạng đảng.                        B. Đảng lập hiến.

     C. Việt Nam Quốc dân đảng.                          D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 6: Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời khi nào? Ở đâu?

     A. Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).

     B. Tháng 5/1926, tại Quảng Châu (Trung Quốc).

     C. Tháng 5/1926, tại Quảng Đông (Trung Quốc).

     D. Tháng 6/1925, tại Quảng Đông (Trung Quốc).

Câu 7: Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

     A. Trịnh Đình Cửu     B. Hà Huy Tập            C. Lê Hồng Phong      D. Trần Phú

Câu 8: Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác là

     A. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).

     B. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

     C. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).

     D. Cuộc bãi công của công nhân xưởng máy Ba Son (8/1925).

Câu 9: Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

     A. Đấu tranh vũ trang                                                                           B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí

     C. Đấu tranh chính trị                                                                          D. Đấu tranh nghị trường

Câu 10: Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?

     A. Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975).

     B. Chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên (1950 – 1953).

     C. Cuộc khủng hoảng Caribê (1962).

     D. Cách mạng Cuba (1953 – 1959).

Câu 11: Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do

     A. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì “Chiến tranh lạnh”.

     B. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

     C. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX.

     D. Bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên.

Câu 12: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng mạnh nhất là vì

     A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố dã man nhất.

     B. Là nơi có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và các chi bộ Đảng hoạt động mạnh.

     C. Là quên hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

     D. Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.

Câu 13: Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?

     A. 22/12/1944           B. 22/12/1943           C. 22/12/1942            D. 22/12/1941

Câu 14: Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây đưa nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

     A. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

     B. Nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

     C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

     D. Lãnh thổ Mĩ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 15: Nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là:

     A. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

     B. Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

     C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

     D. Kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng, suy thoái.

Câu 16: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố

     A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

     B. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào yêu nước Việt Nam.

     C. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

     D. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân Việt Nam

Câu 17: Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là

     A. Lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

     B. Soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

     C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

     D. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 18: Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản diễn ra trong thời gian

     A. 1952 – 1960           B. 1945 – 1952           C. 1960 – 1973           D. 1973 – 1991

Câu 19: Nguyên nhân chính khiến Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô là:

     A. Do Mĩ lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô.

     B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.

     C. Do Mĩ lo sợ sự mở rộng của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

     D. Do Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Câu 20: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

     A. Một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.

     B. Tổ chức cách mạng của Việt kiều tại Quảng Châu – Trung Quốc.

     C. Tổ chức chính trị quá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

     D. Chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam.

Câu 21: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là:

     A. Đưa yêu sách lên Hội nghị Véc-xai (1919).

     B. Thành lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).

     C. Đọc bản luận cương của Lênin (1920), tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.

     D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), trở thành đảng viên cộng sản.

Câu 22: Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày nào?

     A. 24/11/1945           B. 24/9/1945             C. 24/10/1945            D. 24/12/1945

Câu 23: Cách mạng tháng Tám năm 1945 không mang ý nghĩa nào sau đây?

     A. Nó đã lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta.

     B. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật.

     C. Nó đã đưa cả nước bước vào thời kì tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

     D. Nó đã lập nên nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

Câu 24: Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là

     A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

     B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

     C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

     D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Câu 25: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là

     A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.      

     B. Hải Dương, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam.

     C. Bắc Giang, Hà Nội, Huế, Quảng Nam.     

     D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Câu 26: Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là:

     A. Góp phần đưa đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

     B. Lập được nhiều tổ chức quân sự trên thế giới.

     C. Đàn áp các phong trào cách mạng thế giới.

     D. Lôi kéo và chi phối được các nước tư bản đồng minh một thời.

Câu 27: Giương cao cả hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” là mục tiêu đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong thời kì

     A. 1930 – 1931           B. 1932 – 1935           C. 1936 – 1939           D. 1939 – 1945

Câu 28: Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sụp đổ ở châu Phi là:

     A. Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

     B. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) chính thức bị xóa bỏ.

     C. Năm 1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên.

     D. Năm 1975, nhân dân Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha.

Câu 29: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời khi nào?

     A. 1/11/1949             B. 1/10/1949             C. 1/9/1949                D. 1/12/1949

Câu 30: Tư tưởng cốt lõi của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:

     A. Độc lập và tự do.                                         B. Độc lập và dân chủ.

     C. Tự do và dân chủ.                                       D. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Câu 31: Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

     A. Liên Xô                   B. Anh                          C. Mĩ                             D. Trung Quốc

Câu 32: Địa phương được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là

     A. Lạng Sơn                B. Thái Nguyên          C. Bắc Kạn                   D. Cao Bằng

Câu 33: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

     A. Tháng 2/1930        B. Tháng 3/1935        C. Tháng 7/1936        D. Tháng 10/1930

Câu 34: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

     A. Các nước Đông Nam Á đều đã gia nhập tổ chức ASEAN.

     B. Các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn.

     C. Các nước Đông Nam Á đã trở thành các quốc gia độc lập.

     D. Các nước Đông Nam Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.

Câu 35: Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là

     A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

     B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

     C. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.

     D. Mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam với thực dân Pháp.

Câu 36: Tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm đại biểu của những tổ chức cộng sản

     A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng

     B. An Nam Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn.

     C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn.

     D. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn.

Câu 37: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành:

     A. Nông nghiệp trồng cao su.                        B. Giao thông vận tải.

     C. Công nghiệp khai mỏ.                                D. Tài chính – ngân hàng.

Câu 38: Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập tại Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939 là:

     A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương

     B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

     C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

     D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

Câu 39: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

     A. Giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản

     B. Giai cấp vô sản

     C. Giai cấp nông dân

     D. Giai cấp tư sản

Câu 40: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là:

     A. Uy tín của Mặt trận Dân chủ Đông Dương được nâng cao.

     B. Quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị hùng hầu của cách mạng.

     C. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ quần chúng nhân dân một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

     D. Đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành.

 

-----------HẾT-------------------------------------
Đáp án

1-C

2-B

3-B

4-D

5-C

6-A

7-D

8-D

9-A

10-D

11-B

12-B

13-A

14-B

15-C

16-A

17-C

18-C

19-B

20-C

21-D

22-C

23-C

24-C

25-D

26-A

27-A

28-D

29-B

30-A

31-A

32-D

33-D

34-C

35-B

36-A

37-A

38-C

39-D

40-C

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Tháng 7/1921, Hội Liên hiệp Thuộc địa được thành lập. Hội đã ra tờ báo Le Paria (Nguời cùng khổ) làm cơ quan ngôn luận của Hội với lời kêu gọi: “Trong lịch sử phong trào quần chúng bản xứ ở các thuộc địa của Pháp, chưa bao giờ có một tờ báo được lập ra để nói lên nỗi đau khổ và tình trạng cùng khốn của họ, bất kể là họ thuộc đất nước và giống nòi nào... Le Paria tố cáo những sự lạm quyền về chính trị, lối cai trị độc đoán, tình trạng bị bóc lột về kinh tế mà nhân dân các vùng lãnh thổ rộng lớn ở hải ngoại đang là nạn nhân. Báo kêu gọi họ đoàn kết lại, đấu tranh cho tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ. Báo kêu gọi họ, tổ chức họ, nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi các lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và bác ái”.

Câu 13: Đáp án A

Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945. Đây là tổ chức quân sự được xem là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là22 tháng 12, sau này đã được chọn làm ngày truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Câu 14: Đáp án B

Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Để 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 31: Đáp án A

Ngày 12/4/1961, vào lúc 6 giờ 7 phút (giờ Greenwich), con tàu vũ trụ được con người điều khiển lần đầu tiên đã được phóng lên vũ trụ. Yuri Alekseievich Gagarin, nguyên là phi công lái máy bay tiêm kích đã được chính phủ Sô Viết (Nga) tin tưởng giao trách nhiệm điều khiển con tàu vũ trụ mang tên Phương Đông bay một vòng xung quanh Trái Đất. Toàn bộ chuyến bay kéo dài 1 giờ 48 phút.

Khi thực hiện chuyến bay lịch sử đánh dấu một mốc quan trọng trong việc tìm hiểu và khám phá vũ trụ này, Yuri Gagarin mới chỉ có 27 tuổi. Và sự kiện này đã mở đầu cho kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người

Câu 33: Đáp án D

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên

Câu 36: Đáp án A

Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), Tân Việt vừa mới chuyển thành cộng sản, không kịp cử đại diện đi dự đại hội gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24 tháng 2 nǎm 1930, được sự đồng ý của Nguyễn Ái Quốc, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu thay mặt đại biểu quốc tế, Phạm Hữu Lầu, Hoàng Quốc Việt thay mặt Ban chấp hành trung ương lâm thời cùng với Ngô Gia Tự, Bí thư lâm thời chấp uỷ của Đảng bộ Nam Kỳ đã họp và quyết định chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Đề tham khảo số 2

 

               SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH                               ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA

          TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG           Môn: Lịch sử - Thời gian làm bài: 50 phút

(Gồm 40 câu trắc nghiệm)

Câu 1. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A.     Hòa bình, trung lập
B.     Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C.     Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
D.    Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu 2. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ 1991 đến nay là
A.     Nghiêng về phương Tây và các nước châu Á
B.     Nghiêng về châu Phi và châu Á
C.     Nghiêng về phương Tây và châu Phi
D.    Nghiêng về châu Á
Câu 3. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) là gì?
A.     Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B.     Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C.     Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận,
D.    Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 4. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay) là gì?
A.     Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,
B.     Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới,
C.     Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D.    Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
Câu 5. Vì sao Châu Phi được gọi là "Lục địa mới trỗi dậy"?
A.     Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
B.     Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
C.     Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
D.    Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A.     Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi và thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật,
B.     Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao, quân sự hoá nền kinh tế
C.     Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D.    Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
Câu 7. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
A.     Ở đây thường xuyên xãy ra cháy rừng .
B.     Ở đây nhân dân đã đứng lên chống đế quốc Mĩ.
C.     Ở đây có cuộc cách nổi tiếng nổ ra và thắng lợi ở Cuba .
D.    Các nước đế quốc dùng Mĩ la tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ.
Câu 8. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là?
A.     Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang .
B.     Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
C.     Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu .
D.    Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.
Câu 9. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai là gì?
A.     Biết xâm nhập thị trường thế giới
B.     Tác dụng của những cải cách dân chủ
C.     Nhân tố con người với truyền thống “Tự lực tự cường”
D.    Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
Câu 10. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A.     Mĩ - Anh - Pháp.
B.     Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
C.     Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
D.    Mĩ - Đức - Nhật Bản.

Trên đây là chỉ là một phần của bộ 10 đề thi thử THPT QG môn Lịch sử của các trường THPT. Để xem được đầy đủ đề thi và đáp án cũng như lời giải chi tiết của tài liệu này, các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản HỌC247 để tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức cũng như là tập giải dạng đề thi THPT QG năm nay để đạt được kết quả thật tốt trong kì thi này. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các thầy cô giáo dùng để tiến hành ôn thi cho các em. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo Bộ đề thi thử THPT QG năm 2017 của tất cả các môn khác để ôn thi hiệu quả hơn.

Hi vọng đây không chỉ là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh ôn thi mà còn là tài liệu giúp cho quý thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Chúc các em ôn thi thật tốt. 

--MOD Lịch sử Hoc247 (tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF