YOMEDIA

Lí thuyết và trắc nghiệm Chương Cacbohidrat Hóa 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Lí thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Cacbohidrat Hóa học 12 có đáp án. Tài liệu bao gồm lí thuyết về Saccarozơ, Mantozơ, xenlulozơ, tinh bột, ... cùng các dạng bài cơ bản của Cacbohidrat. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn luyện và đạt thành tích cao nhất trong các kì thi.

ATNETWORK
YOMEDIA

TÀI LIỆU ÔN TẬP THEO CHƯƠNG HỌC – HÓA 12

CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT

I. ĐỊNH NGHĨA

- Cacbohiđrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những HCHC tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m, có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) trong phân tử.

- Gluxit được chia thành 3 loại thường gặp là:

     + Monosaccarit: glucozơ, fructozơ có CTPT là C6H12O6.

     + Đisaccarit: saccarozơ và mantozơ có CTPT là C12H22O11.

     + Polisaccarit: xenlulozơ và tinh bột có CTPT là (C6H10O5)n.

Khi đốt cháy gluxit chú ý:      

+ nO2 = nCO2

+ Dựa vào tỷ lệ số mol CO2/số mol H2O để tìm loại saccarit.

II. GLUCOZƠ

- Công thức phân tử C6H12O6.

- Công thức cấu tạo CH2OH - (CHOH)4 - CHO.

- Glucozơ tồn tại ở cả hai dạng mạch hở và mạch vòng (dạng α là 36% dạng β là 64%):

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Là chất rắn, không màu, tan tốt trong nước, độ tan trong nước tăng khi nhiệt độ tăng.

- Có vị ngọt kém đường mía.

- Có nhiều trong các loại hoa quả: quả nho, mật ong (30%), máu người (0,1%):

2. Tính chất hóa học

     Trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH nằm liền kề và 1 nhóm CHO nên glucozơ có các phản ứng của ancol đa chức và của anđehit.

a. Các phản ứng của ancol đa chức

- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

→ Phản ứng này chứng minh glucozo có nhiều nhóm OH

- Tác dụng với anhiđrit axit tạo thành este 5 chức:

CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH

→ Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH.

 

TRẮC NGHIỆM CACBOHIDRAT

Câu 1. Chất thuộc loại cacbohiđrat là

            A. etanol                     B. poli(vinyl clorua). C. xenlulozơ.              D. glixerol.

Câu 2. Phân tử saccarozơ được tạo bởi

            A. một gốc glucozơ và một gốc mantozơ.   B. hai gốc fructozơ.  

            C. một gốc glucozơ và một gốc fructozơ.    D. hai gốc glucozơ.

Câu 3. Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là

            A. saccarozơ.              B. tinh bột.                  C. mantozơ.                D. xenlulozơ.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

            A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.

            B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.

            C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.

            D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.

Câu 5. Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là

            A. 0,20M.                    B. 0,10M.                    C. 0,01M.                     D. 0,02M.

Câu 6. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với H2 (xt Ni, t°) đều tạo ra sobitol?

            A. mantozơ và glucozơ.                                B. saccarozơ và fructozơ.                

            C. saccarozơ và mantozơ.                             D. fructozơ và glucozơ.

Câu 7. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

            A. Mantozơ và saccarozơ.                            B. Tinh bột và xenlulozơ.

            C. Fructozơ và glucozơ.                                D. Metyl fomat và axit axetic.

Câu 8. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

            A. hòa tan Cu(OH)2.   B. trùng ngưng.          C. tráng gương.          D. thủy phân.

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là

            A. glucozơ.                  B. saccarozơ.              C. fructozơ.                 D. mantozơ.

Câu 10. Saccarozơ và glucozơ đều có

            A. phản ứng với dung dịch NaCl.

            B. phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

            C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

            D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Câu 11. Các loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là

            A. sợi bông, tơ visco, tơ capron.                  B. tơ axetat, sợi bông, tơ visco.

            C. tơ tằm, len, tơ visco.                                  D. sợi bông, tơ tằm, tơ nilon–6,6.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ tài liệu Lí thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Cacbohidrat Hóa học 12 có đáp án nhé!

Câu 22. Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với:

            A. anđehit fomic.        B. saccarozơ.              C. glucozơ.                  D. axetilen.

Câu 23. Thể tích của dung dịch axit nitric 63% có khối lượng riêng D = 1,4 g/ml cần vừa đủ để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là

            A. 42,34 lít.                 B. 42,86 lít.                 C. 34,29 lít.                 D. 53,57 lít.

Câu 24. Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?

            A. Không thể thủy phân glucozơ hoặc fructozơ.

            B. Thủy phân saccarozơ sinh ra hai chất.

            C. Thủy phân tinh bột chỉ tạo ra nhiều phân tử glucozơ.

            D. Tinh bột, saccarozơ và glucozơ lần lượt là polisaccarit, đisaccarit và monosaccarit.

Câu 25. Lên men 1,08kg glucozơ chứa 20% tạp chất thu được 0,368 kg rượu tinh khiết. Hiệu suất lên men là

            A. 83,33%                   B. 70%                        C. 60%                        D. 50%

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ tài liệu Lí thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Cacbohidrat Hóa học 12 có đáp án nhé!

Câu 33. Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức (C6H10O5)n , tại sao tinh bột có thể ăn được còn xenlulozơ thì không?

            A. Vì tinh bột và xenlulozơ có cấu tạo hóa học khác nhau.

            B. Vì thủy phân tinh bột và xenlulozơ cho các sản phẩm cuối cùng khác nhau.

            C. Vì phân tử khối của tinh bột và xenlulozơ khác nhau.

            D. Vì tinh bột có thể bị thủy phân còn xenlulozơ thì không thể.

Câu 34. Quy trình sản xuất đường mía gồm các giai đoạn: (1) ép mía; (2) tẩy màu nước mía bằng SO2; (3) thêm vôi sữa vào nước mía để lọc bỏ tạp chất; (4) thổi CO2 để lọc bỏ CaCO3; (5) cô đặc để kết tinh đường. Thứ tự đúng của các công đoạn là

            A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).                    B. (1) → (3) → (2) → (4) → (5).

            C. (1) → (3) → (4) → (2) → (5).                    D. (1) → (5) → (3) → (4) → (2).

Câu 35. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2. Trong 1 phút, mỗi cm² lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Một ngày nắng trong 11 giờ, diện tích lá xanh là 1 m² thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là

            A. 88,266 gam.           B. 2155,7 gam.           C. 2482,92 gam.         D. 882,66 gam.

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung của tài liệu Lí thuyết trọng tâm và trắc nghiệm Chương Cacbohidrat Hóa học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính.

Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo thêm:

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON