Xa xưa ông cha ta vẫn hay gửi gắm những kinh nghiệm của mình vào các câu chuyện ngụ ngôn. Trong số đó Chân tay tai mắt miệng đã để lại trong người đọc những cảm nhận sâu sắc. Để hiểu thêm về văn bản trên , mời các em tham khảo bài văn mẫu Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Chúc các em học tập vui vẻ!
I. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý
II. DÀN BÀI CHI TIẾT
1. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện: Xa xưa ông cha ta vẫn hay gửi gắm những kinh nghiệm của mình vào các câu chuyện ngụ ngôn. Trong số đó Chân tay tai mắt miệng đã để lại trong người đọc những cảm nhận sâu sắc.
2. Thân bài
– Truyện kể về các bộ phận trong cơ thể con người là chân, tay, tai, mắt, miệng từ xưa vẫn luôn sống hòa thuận, thân thiết.
– Đến một hôm, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng mình phải làm việc quần quật mệt nhọc quanh năm trong khi đó lão Miệng lại chẳng làm gì cả.
– Họ cùng nhau kéo đến nhà lão Miệng, bất chấp lời giải thích của lão và tuyên bố rằng từ nay sẽ không làm việc nữa.
Xa xưa ông cha ta vẫn hay gửi gắm những kinh nghiệm của mình vào các câu chuyện ngụ ngôn. Trong số đó Chân tay tai mắt miệng đã để lại trong người đọc những cảm nhận sâu sắc.
–> tất cả mọi người càng hiểu rõ hàng động sai lầm của mình và vội vàng ai vào việc nấy.
– Câu chuyện đã mượn các bộ phận trên cơ thể người để nói chuyện caon người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó.
– tác giả ngụ ngôn muốn khuyên nhủ mỗi người rằng mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng.
– Chúng ta cần phải sống với tinh thần một người vì mọi người, mọi người vì một người.
– Truyện còn là lời răn dạy mỗi người không nên sống so bì, ích kỷ mà nên hiểu rằng trong một tập thể, ai cũng có những vai trò, những giá trị riêng của họ và việc của ta là cùng đoàn kết với tất cả để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
3. Kết bài
Bao giờ cũng vậy, truyện ngụ ngôn luôn để lại cho người đọc những bài học quý báu. “Chân tay tai mắt miệng” là một câu chuyện như thế và nó sẽ còn giá trị cho đến mãi về sau.
III. BÀI VĂN MẪU
Đề bài: Phân tích truyện Chân tay tai mắt miệng
Gợi ý làm bài
1. Bài văn mẫu số 1
Truyện kể về các bộ phận trong cơ thể con người là chân, tay, tai, mắt, miệng từ xưa vẫn luôn sống hòa thuận, thân thiết. Đến một hôm, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng mình phải làm việc quần quật mệt nhọc quanh năm trong khi đó lão Miệng lại chẳng làm gì cả. Ý kiến của cô Mắt vừa được đưa ra đã nhận được sự ủng hộ của Chân, Tay, Tai. Họ cùng nhau kéo đến nhà lão Miệng, bất chấp lời giải thích của lão và tuyên bố rằng từ nay sẽ không làm việc nữa. Suy nghĩ nông nổi của Chân, Tay, Tai, Mắt đã khiến họ phải trả giá. Một, hai ngày trôi qua họ chẳng làm gì cả nhưng họ không hề thấy vui tươi nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi.
“Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong”. Đến một ngày không chịu được nữa họ đã phải họp nhau lại bàn bạc. May mắn là trong số họ có bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên đã giải thích cho cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay hiểu. Trước những lời giải thích hợp tình hợp lí của lão Tai họ đã hiểu ra và cùng nhau đến nhà lão Miệng.
Suốt bảy ngày không có cái ăn, lão Miệng cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, khônq buồn nhếch mép. Lúc này, tất cả mọi người càng hiểu rõ hàng động sai lầm của mình và vội vàng ai vào việc nấy. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Và như có phép lạ, lập tức bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Câu chuyện khép lại và họ lại cùng nhau chung sống hòa thuận như trước.
Như vậy, câu chuyện đã mượn các bộ phận trên cơ thể người để nói chuyện caon người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó. Từ đây, tác giả ngụ ngôn muốn khuyên nhủ mỗi người rằng mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Chúng ta cần phải sống với tinh thần một người vì mọi người, mọi người vì một người. Bên cạnh đó, truyện còn là lời răn dạy mỗi người không nên sống so bì, ích kỷ mà nên hiểu rằng trong một tập thể, ai cũng có những vai trò, những giá trị riêng của họ và việc của ta là cùng đoàn kết với tất cả để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
2. Bài văn mẫu số 2
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống hòa thuận với nhau vui vẻ, chan hòa. Bỗng một hôm cô Mắt nói với cậu Tai rằng chúng mình làm nhiều việc vất vả, còn lão Miệng chẳng làm gì mà ngày nào cũng được ăn ngon sung sướng. Cậu Chân cũng nói với cậu tai như thế. Rồi cả bốn người đều nói với cậu Miệng rằng từ nay không làm cho ăn nữa. Lão miệng nói thế nào cũng không được. Từ đó miệng bị bỏ đói, Miệng đói thì cô mắt bị mờ, cậu Tai nghễnh ngãng, cậu Chân và cậu tay bải hoải, không nhấc lên được. Cả bốn người dắt nhau đến xem lão Miệng ra sao, thì thấy lão ta cũng nhợt nhạt, mệt mỏi không buồn nhếch mép. Lúc ấy cậu tay lấy cái ăn cho lão Miệng ăn. Lão ăn xong một lúc thì cả bốn người khỏe lại, Mắt sáng ra, Tai tinh, Chân và Tay hăng hái muốn làm việc.
Bài học: Trong một tập thể, các thành viên không thể tách rời nhau, phải nương tựa nhau để cùng tồn tại. Phải biết hợp tác, tôn trọng nhau.
------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------