YOMEDIA

Hướng dẫn giải chi tiết 50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế Tiến hóa Sinh học 12 nâng cao

Tải về
 
NONE

Tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết 50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế Tiến hóa Sinh học 12 nâng cao bao gồm 50 bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 nhằm giúp các em tổng quát các kiến thức đã học để chuẩn thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

50 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA SINH HỌC 12 NÂNG CAO

Câu 151. Hiện tượng đa hình cân bằng di truyền là trường hợp trong quần thể tồn tại song song một số loại:

   A. Kiểu gen ở trạng thái cân bằng ổn định.

   B. Alen ở trạng thái cân bằng ổn định.’

   C. Kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định.

   D. Đặc điểm thích nghi ở trạng thái cân bằng ổn định.

Câu 152. Nói về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền câu không đúng là:

   A. Quần thể đa hình cân bằng di truyền sức sống, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi đều cao.

   B. Trong sự đa hình cân bằng không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen.

   C. Trong quần thể song song tồn tại nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái ổn định, không một dạng nào ưu thế trội hơn hẳn để thay thế dạng hoàn toàn các dạng khác.

   D. Chọn lọc tự nhiên không phát huy tác dụng ở quần thể đa hình cân bằng di truyền

Câu 153. Vi khuẩn gây bệnh có tốc độ kháng thuốc kháng sinh nhanh là do:

  1. Hệ gen đơn bội nên các gen đột biến lặn cũng được biểu hiện và chịu sự tác động của chọn lọc.
  2. Trong các quần thể vi khuẩn đã có sẵn gen kháng thuốc.
  3. Vi khuẩn dễ phát sinh đột biến và có tốc độ sinh sản rất nhanh nên các alen kháng thuốc được nhân lên nhanh chóng.
  4. Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, quần thể vi khuẩn sẽ phát sinh các alen đột biến có khả năng kháng thuốc.
  5. Trong điều kiện sống kí sinh, các chủng vi khuẩn đột biến có tốc độ sinh sản nhanh hơn bình thường.

   A. 1, 3, 4.                         B. 2, 3, 5.                         C. 2, 4, 5.                         D. 1, 2, 3.

Câu 154. Cho biết khả năng kháng DDT được quy định bởi 4 alen lặn a,b,c,d tác động theo kiểu cộng gộp. Trong môi trường bình thường, các dạng kháng DDT có sức sống kém hơn các dạng bình thường. Cho 3 quần thể: quần thể 1 chỉ toàn các cá thể có kiểu gen AABBCCDD, quần thể 2 chỉ toàn cá thể có kiểu gen aabbccdd, quần thể 3 bao gồm các cá thể mang các kiểu gen khác nhau. Nếu người ta phun DDT trong thời gian dài, sau đó ngừng phun thì quần thể nào sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau khi ngừng phun DDT?

   A. Quần thể 1.                 B. Quần thể 1 và 2.         C. Quần thể 3.                 D. Quần thế 1 và 3.

Câu 155. Cho các phát biểu sau:

  1. Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái và di truyền.
  2. Loài thân thuộc là những loài có quan hệ xa về nguồn gốc.
  3. Để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng tiêu chuẩn sinh lí- sinh hóa là chính xác nhất và khách quan nhất.
  4. Đối với trường hợp các loài thân thuộc có đặc điểm hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) để phân biệt hai loài này sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất.
  5. Tiêu chuẩn cách li sinh sản có thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính.
  6. Cách li sinh sản về bản chất là cách li di truyền. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cách sắp xếp các gen trên đó. Do sự sai khác về bộ NST mà lai khác loài thường không có kết quả.
  7. Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố liên tục hay gián đoạn tạo thành các nòi.

Số phát biểu không đúng:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 5                                   D. 6

Câu 156. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc:

   A. Tiêu chuẩn hóa sinh.                                           B. Tiêu chuẩn hình thái.

   C. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản.                               D. Tiêu chuẩn sinh lí.

Câu 157. Tại vùng thượng lưu sông Amour có nòi chim sẻ ngô châu Âu và nòi chim sẻ ngô Trung Quốc song song tồn tại nhưng không có dạng lai. Đây là giai đoạn chuyển từ dạng nào sang loài mới?

   A. Nòi địa lí.                   B. Nòi sinh thái.             C. Nòi sinh học.              D. Quần thể.

Câu 158. Câu nói nào sau đây chính xác nhất?

   A. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi mới tất yếu dẫn đến quá trình hình thành loài mới.

   B. Sự thay đổi điều kiện sinh thái là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới.

   C. Đặc điểm mới thích nghi là kết quả của các đột biến vô hướng đã qua chọn lọc.

   D. Quá trình hình thành đặc điểm mới là cơ sở dẫn đến sự hình thành loài mới.

Câu 159. Cho các phát biểu sau:

  1. Loài là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen phức tạp và hệ thống di truyền kín.
  2. Hai nòi địa lí khác nhau thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau.
  3. Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ.
  4. Các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong một loài vẫn có thể giao phối với nhau.
  5. Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách nhanh chóng qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
  6. Cách ly địa lí luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới.
  7. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
  8. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị di truyền theo nhiều hướng khác nhau dần dần hình thành nòi địa lý, tạo ra loài mới. Số câu phát biểu đúng:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 5                                   D. 6

Câu 160. Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

   A. Trong cùng một khu vực địa lí có thể có nhiều nòi sinh thái.

   B. Là một tập hợp gồm nhiều quần thể của cùng một loài.

   C. Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản.

   D. Mỗi loài có thể có nhiều nòi sinh thái khác nhau.

Câu 161. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?

  1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
  2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
  3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
  4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
  5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
  6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.

   A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.            B. 1, 2, 5, 6.                     C. 1, 2, 3, 5, 6.             D. 1, 3, 5, 6.

Câu 162. Cho các thông tin sau:

  1. Trong một quần thể thỏ lông trắng xuất hiện một vài con có lông đen.
  2. Những con thỏ ốm yếu, bệnh tật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.
  3. Một con suối nước chảy quanh năm làm cho các con thỏ ở bên này và bên kia suối không thể gặp nhau.
  4. Những con có lông màu trắng thích giao phối với các con có lông màu trắng hơn là giao phối với những con lông màu đen.
  5. Một đợt rét đậm có thể làm cho số cá thể của quần thể thỏ giảm đi đáng kể.

Những thông tin góp phần hình thành nên loài thỏ mới:

   A. (2), (3), (4), (5)          B. (1), (2), (3), (4).         C. (1), (3), (4), (5).         D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 163. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

  1. Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống hên cạn.
  2. Một số loài kì giông sống trong cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh và bất thụ.
  3. Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.
  4. Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương Đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương Tây giao phối vào cuối hè.
  5. Các phân tử protein bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
  6. Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường và hữu thụ nhưng con lai hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.

   A. (2),(3),(5).                  B. (2),(3),(6).                  C. (1),(3),(6).                  D. (2), (4), (5).

Câu 164. Cho các ví dụ:

  1. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng không hình thành hợp tử.
  2. Hai quần thể sinh sản vào hai mùa khác nhau.
  3. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng phôi bị chết trước khi sinh.
  4. Các cá thể giao phối với nhau và sinh con nhưng con không sinh sản hữu tính.
  5. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau nên mặc dù ở trong một môi trường nhung bị cách li sinh sản.

Sau đây là các ví dụ về cách li sau hợp tử:

   A. 1, 2, 3, 5.                     B. 2, 3, 4.                         C. 1, 3, 4.                         D. 3, 4.

Câu 165. Nhận định nào sau đây là đúng?

   A. Sự hình thành loài mới xảy ra ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển thành loài mới.

   B. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này có chu kì sống ngắn nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn loài có chu kì sống dài.

   C. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di truyền, bởi sự cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành loài mới.

   D. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh hơn ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực vật như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa.

Câu 166. Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hóa vì:

   A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản.

   B. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến sự hình thành loài mới.

   C. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật.

   D. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa.

Câu 167. Cho các phát biểu sau:

  1. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển, ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối.
  2. Cách li địa lí trong thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và sự hình thành loài mới.
  3. Sự hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
  4. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng di chuyển mạnh.
  5. Ở thực vật, một cá thể được xem là loài mới khi được hình thành bằng cách lai giữa hai loài khác nhau và được đa bội hóa.
  6. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái trong một số trường hợp rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời cũng gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
  7. Hình thành loài bằng con đường địa lí nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc sẽ diễn ra nhanh hơn.

Số phát biểu không đúng:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 5

Câu 168. Ví dụ nào dưới đây không thuộc dạng cách li sinh sản?

   A. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau.

   B. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và màu xám.

   C. Hai quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vonga và ở phía trong bờ sông.

   D. Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos.

Câu 169. Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới:

   A. Bằng con đường địa lí diễn ra rất nhanh chóng và không xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

   B. Là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

   C. Không gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

   D. Là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh.

Câu 170. Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù sống cùng trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài nào không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?

   A. Cách li cơ học.           B. Cách li sinh thái.        C. Cách li tập tính.         D. Cách li địa lí.

Đáp án từ câu 151-170 trắc nghiệm ôn tập chủ đề Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12

151.C

152.C

153.D

154.C

155.B

156.A

157.A

158.D

159.B

160.C

161.D

162.D

163.B

164.D

165.A

166.D

167.B

168.D

169.B

170.C

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 171-180 và lời giải chi tiết của Trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 181. Phát biểu nào sau đây không đúng?

   A. Đặc điểm của hệ động vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí.

   B. Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li, những vùng địa lí tách ra càng sớm càng có nhiều dạng sinh vật đặc hữu và dạng địa phương.

   C. Hệ động vật trên các đảo đại lục thường nghèo nàn và gồm những loài có khả năng vượt biển như dơi, chim. Không có lưỡng cư và thú lớn nêu đảo tách ra khỏi đất liền.

   D. Mỗi loài động vật hay thực vật đã phát sinh trong 1 thời kì lịch sử nhất định tại một vùng nhất định.

Câu 182. Cho các phát biểu sau:

  1. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài xảy ra một cách nhanh chóng.
  2. Đột biến lặp đoạn và đảo đoạn có thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
  3. Bộ NST của tinh tinh và người khác nhau ở 9 NST có đảo đoạn qua tâm.
  4. NST số 2 của người có thể do sự sáp nhập hai NST của vượn người.
  5. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở động vật.

Số phát biểu đúng:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 183. Đốtđơ đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng hai môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường mantozo. Sau đó bà cho 2 loại ruồi sống chung và nhận thấy "ruồi mantozo" không thích giao phối với "ruồi tinh bột". Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường:

   A. Cách li địa lí.             B. Cách li sinh thái.        C. Cách li tập tính.         D. Lai xa và đa bội hóa.

Câu 184. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, mối liên quan giữa các cơ chế cách li trong quá trình hình thành loài mới là:

   A. Cách li địa lí —> Cách li trước hợp tử —> Cách li sau hợp tử.

   B. Cách li địa lí —> Cách li hợp tử —> Cách li sau hợp tử.

   C. Cách li địa lí —> Cách li sau hợp tử —> Cách li trước hợp tử.

   D. Cách li địa lí —> Cách li sinh thái —> Cách li hợp tử.

Câu 185. Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực địa lí. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất?

   A. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.

   B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ mỗi dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới.

   C. Trong tự nhiên sự cách li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư.

   D. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí.

Câu 186. Khi nói về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật.

   B. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chi thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân.

   C. Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong quần thể xuất hiện các đột biến liên quan đến tập tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống.

   D. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền.

Câu 187. Nhận định nào sau đây đúng về loài sinh sản hữu tính?

   A. Không có quan hệ về mặt sinh sản nên cấu trúc di truyền luôn cố định không thay đổi qua các thế hệ.

   B. Không có quan hệ đực cái nên mỗi cá thể đều được xem là 1 đơn vị tiến hóa.

   C. Có thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen giống nhau giữa các loài khác nhau.

   D. Giữa các cá thể không quan hệ về mặt sinh sản nên khó xác định ranh giới các loài thân thuộc.

Câu 188. Nguyên nhân chính làm cho đa số cơ thể lai xa chỉ sinh sản sinh dưỡng là:

   A. Có sự cách li về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loài.

   B. Không phù hợp cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

   C. Không có cơ quan sinh sản.

   D. Bộ NST của bố, mẹ trong con lai khác nhau về hình dạng, số lượng, cấu trúc.

Câu 189. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Cách li địa lí và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

   B. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dãn đến hình thành loài mới.

   C. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.

   D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật.

Câu 190. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng:

   A. Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người.

   B. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, bộ, họ, lớp, ngành.

   C. Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại xếp vào cùng một chi.

   D. Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích.

Câu 191. Trong tự nhiên bên cạnh những loài có tổ chức phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc đơn giản là do:

   A. Quá trình tiến hóa duy trì những quần thể thích nghi nhất.

   B. Quá trình tiến hóa tạo nên sự đa dạng loài trong quần thể.

   C. Quá trình tiến hóa củng cố những đột biến trung tính trong quần thể.

   D. Quá trình tiến hóa chọn lọc tự nhiên đào thải biến dị có hại.

Câu 192. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về sự tiến hóa của sinh giới?

   A. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có một hoặc một vài nguồn gốc chung.

   B. Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.

   C. Dạng sinh vật nguyên thủy nào sống sót cho đến nay, ít biến đổi được xem là hóa thạch sống.

   D. Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hóa thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau.

Câu 193. Sinh giới được tiến hóa theo các chiều hướng:

  1. Ngày càng đa dạng và phong phú.
  2. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
  3. Từ trên cạn xuống dưới nước.
  4. Thích nghi ngày càng hợp lí.

Phương án đúng:

   A. 1, 2, 3.                         B. 1, 3, 4.                         C. 1, 2, 4.                         D. 2, 3, 4.

Câu 194. Cho các phát biểu sau:

  1. Tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau luôn giống nhau.
  2. Trên cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên sẽ tích lũy các biến dị thích nghi theo nhiều hướng khác nhau là nguyên nhân dẫn đến sự đồng quy tính trạng.
  3. Kết quả của sự phân li tính trạng là từ một vài dạng tổ tiên ban đầu tạo ra nhiều dạng khác nhau và khác với các dạng tổ tiên ban đầu.
  4. Trong những hướng tiến hóa chung của sinh giới,thích nghi là hướng cơ bản nhất.
  5. Một số loài dương xỉ, phần lớn lưỡng cư và bò sát là những nhóm đã và đang tiến bộ sinh học.
  6. Quá trình tiến hóa diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm có chung một nguồn gốc.
  7. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng hướng, trên một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau đưa đến sự đồng quy tính trạng.
  8. Sự song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.

Số các phát biểu đúng:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 195. Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến bộ sinh học là gì?

   A. Phức tạp hóa tổ chức cơ thể.

   B. Nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi.

   C. Phân hóa đa dạng.

   D. Sinh sản nhanh.

Câu 196. Mô tả nào sau đây đúng với hiện tượng thoái bộ sinh học?

   A. Khu phân bố của loài được mở rộng làm giảm mật độ cá thể.

   B. Số lượng quần thể của loài giảm, kích thước quần thể giảm.

   C. Kiên định các đặc điểm thích nghi đã hình thành từ trước.

   D. Số lượng quần thể của quần xã giảm, quần xã bị suy thoái.

Câu 197. Tiến bộ sinh học là xu hướng phát triển ngày càng mạnh thể hiện ở các dấu hiệu:

  1. Số lượng cá thể tăng dần, tì lệ sống sót ngày càng cao.
  2. Khu phân bố mở rộng và liên tục.
  3. Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.
  4. Phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng, và phong phú.

   A. 1,2,3.                           B. 1,2,4.                           C. 2,3,4.                          D. 2, 3.

Câu 198. Xu hướng cơ bản của sự phát triển tiến bộ sinh học là:

   A. Giảm dần số lượng cá thể, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.

   B. Duy trì sự thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể không tăng mà cũng không giảm.

   C. Nội bộ ngày càng ít phân hóa, khu phân bố ngày càng trở nên gián đoạn.

   D. Giảm bớt sự lệ thuộc vào các điều kiện môi trường bằng những đặc điểm thích nghi mới ngày càng hoàn thiện.

Câu 199. Cho bảng sau đây về các nhân tố tiến hóa và các thông tin tương ứng:

Nhân tố tiến hóa

Đặc điểm

(1) Đột biến

(a) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo 1 hướng xác định.

(2) Giao phối không ngẫu nhiên

(b) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.

(3) Chọn lọc tự nhiên

(c) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần ánh sánghể, dù alen đó là có lợi.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(d) Không làm thay đổi lân số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phân kiểu gen của quần thể.

(5) Di nhập gen

(e) Có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.

 

Tổ hợp ghép đúng là:

   A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c, 5e.                                           B. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c, 5-e. 

   C. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5e.                                           D. 1-b, 2-a, 3-d, 4-e, 5-c.

Câu 200. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau:

Thành phần KG

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA

0,64

0,64

0,2

0,16

Aa

0,32

0,32

0,4

0,48

aa

0,04

0,04

0,4

0,36

 

Dưới đây là các kết luận rút ra từ quần thể trên:

  1. Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
  2. Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
  3. Tất cả các kiểu gen đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F3 có cấu trúc di truyền như vậy.
  4. Tần số các alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8.

Những kết luận đúng là:

   A. (2) và (4).                   B. (2) và (3).                    C. (3) và (4).                    D. (1) và (2).

Đáp án từ câu 181-200 trắc nghiệm ôn tập chủ đề Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12

181.C

182.B

183.C

184.A

185.D

186.D

187.D

188.D

189.A

190.B

191.A

192.D

193.C

194.C

195.C

196.B

197.B

198.D

199.B

200.A

{-- Nội dung lời giải chi tiết của Trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết 50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế Tiến hóa Sinh học 12 nâng cao. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON