Người lái đò sông Đà là tùy bút hay của Nguyễn Tuân, cái hay, cái tài của nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, tái hiện hình ảnh con người - ông lái đò Lai Châu mà còn thể hiện rất rõ, vô cùng sâu sắc qua hình tượng thiên nhiên được tác giả dày công miêu tả. Học 247 mời các rm tham khảo tư liệu phân tích hình ảnh thiên nhiên trong tác phẩm Người lái đò sông Đà. Chúc các em thu nhặt được nhiều kiến thức hay và thú vị! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Người lái đò sông Đà.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích hình tượng thiên nhiên sông Đà trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, HỌC247 mời các em xem thêm video hướng dẫn tìm hiểu hình tượng con sông Đà trong bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết và dễ hiểu; giúp các em thấy được hình tượng con sông Đà vừa hùng vĩ, hung bạo; mà lại vừa thơ mộng và trữ tình. Từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của tác giả.)
- Giới thiệu vấn đề: Hình tượng sông Đà trong tác phẩm
- Những nét khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác: Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là thành quả tốt đẹp mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng với miền Tây Bắc năm 1958. “Người lái đò sông Đà” được in trong tập “Sông Đà” (1960), của Nguyễn Tuân, tất cả gồm 15 bài tùy bút.
- Thể loại: Tùy bút – thể văn xuôi với cách viết tự do, tùy hứng để bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét về con người và cuộc đời một cách chân thực, sâu sắc, đầy khám phá.
- Những nội dung cần làm rõ:
- Hình tượng thiên nhiên sông Đà: hung bạo, dữ dằn
- Những ghềnh thác dữ dằn. Sự hung bạo của dòng sông được ghi lại bằng những quãng thác ghềnh dữ dội với: mặt ghềnh hát loóng, quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La lại có những cái hút nước…
- Những ngọn thác với tiếng nước réo đầy sức sống, sinh động và mạnh mẽ vô cùng.
- Những trùng vây đá trên sông với hòn chìm, hòn nổi, cả một chân trời “đá dựng thành vách” , có chỗ vách đá thành chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu.
- Hình tượng thiên nhiên sông Đà: thơ mộng, trữ tình
- Từ trên cao nhìn xuống: Sông Đà có hình dáng như dây thừng ngoằn nghoèo, sau đó từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây và cuối cùng ngưng đọng trong hình ảnh “Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói…”
- Sông Đà lấp lánh, sinh động, đầy cá tính với sắc nước biến ảo theo từng mùa. (Mùa xuân: ngọc bích, mùa thu: lừ lừ chín đỏ….)
- Hai bên bờ sông Đà: yên ả, hiền lành, nguyên sơ với cảnh vật lặng tờ.
- Những chất thơ phong phú, đa dạng: khi thì mang vẻ đẹp hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích, khi thì mang chất thơ cổ điển đường thi….
- Hình tượng thiên nhiên sông Đà: hung bạo, dữ dằn
- Nhận xét:
- Sông Đà nổi bật lên như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội, vẻ đẹp hùng vĩ và cũng đầy thơ mộng.
- Qua đó, nhà văn bộc lộ được sự tài hoa, và vốn kiến thức uyên bác của mình về nghệ thuật và cuộc đời…
c. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp dòng sông và tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân thông qua việc tái hiện hình tượng sông Đà.
- Mở rộng vấn đề bằng cảm xúc, suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích hình tượng thiên nhiên sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Gợi ý làm bài
Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình yêu tha thiết. “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sỹ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú.
Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, sóng Đà “lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. Có thể nói phải thật tinh tế và khéo léo mới có thể nhận ra sự chuyển đổi của sông đà như vậy.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến lạ kỳ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn như như một nỗi niềm cổ tích xưa”. Thật là một vẻ đẹp nhẹ nhàng, chân chất và tươi mới biết bao nhiêu.
Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng cảm xúc thật lạ kì, thần tiên và mộng mơ quá đỗi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng.
Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” lại ám ảnh người đọc cho đến sau này. Một vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ của thiên nhiên đan xen sự thơ mộng, nhẹ nhàng như chốn bồng lai. Đó chính là sự thành công của Nguyễn Tuân.
Học 247 vừa hệ thống các kiến thức cơ bản và trọng tâm cần thiết cho đề tài phân tích hình tượng thiên nhiên sông Đà. Mong rằng tài liệu sẽ đưa các em đến với những kiến thức cơ bản, học hỏi thêm nhiều kĩ năng cần thiết để phục vụ cho kì thi THPT sắp tới. Để nắm toàn bộ kiến thức về bài Người lái đò sông Đà, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Người lái đò sông Đà. Chúc các em có một kì thi THPT Quốc gia thoải mái và đạt được điểm cao!
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)