YOMEDIA

Hệ thống kiến thức trọng tâm ôn tập về Điện Từ học môn Vật lý 9 năm 2020

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Hệ thống kiến thức trọng tâm ôn tập về Điện Từ học môn Vật lý 9 năm 2020. Tài liệu bao gồm các phần Ôn tập công thức và tóm tắt lý thuyết cần nhớ, giúp các em đi sâu vào kiến thức trọng tâm, dễ dàng áp dụng công thức vào việc giải các bài tập liên quan. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN TẬP ĐIỆN TỪ HỌC MÔN VẬT LÝ 9

1-  Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.

a. Từ phổ, Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:

  • Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh NC là giống nhau
  • Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

b. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của ĐST trong lòng ống dây.

2- Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện.

a. Sự nhiễm từ của sắt thép:

* Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

* Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài

b. Nam châm điện:

  • Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non
  • Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây

+ Tăng số vòng dây của cuộn dây

3- Lực điện từ.

a. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:

  • Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với ĐST thì chịu tác dụng của lực điện từ

b. Quy tắc bàn tay trái

  • Đặt bàn tay trái sao cho các ĐST hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

4- Hiện tượng cảm ứng điện từ:

a. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp

  • Cấu tao: Nam châm và cuộn dây dẫn
  • Hoạt động: Khi núm quay thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn dây làm đèn sáng

b. Dùng NC để tạo ra dòng điện:

  • Dùng  NC vĩnh cửu: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
  • Dùng  NC điện: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến thiên.

c. Hiện tượng cảm ứng điện từ:

  • Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
  • Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định.

5. Dòng điện xoay chiều

  • Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
  • Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều

6. Máy phát điện xoay chiều

  • Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
  • Có hai loại máy phát điện xoay chiều:
    • Loại 1: Khung dây quay (Rôto) thì có thêm bộ góp (hai vành khuyên nối với hai đầu dây, hai vành khuyên tì lên hai thanh quét, khi khung dây quay thì vành khuyên quay còn thanh quét đứng yên). Loại này chỉ khác động cơ điện một chiều ở bộ góp (cổ góp). Ở máy phát điện một chiều là hai bán khuyên tì lên hai thanh quét.
    • Loại 2: Nam châm quay (nam châm này là nam châm điện)_Rôto
  • Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.
  • Máy phát điện quay càng nhanh thì HĐT ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta là 50Hz.

7. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

  • Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ …
  • Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
  • Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của CĐDĐ và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-)..
  • Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của cường độ và HĐT của dòng điện xoay chiều

8. Truyền tải điện năng đi xa

  • Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
  • Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

\({P_{hp}} = \frac{{{P^2}.R}}{{{U^2}}}\,\)

  • Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án sau:

+ Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém)

+ Chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém)

+ Tăng hiệu điện thế (thường dùng)

  • Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng các máy biến thế.

9. Máy biến thế

 - Cấu tạo: gồm hai phần là lõi thép và các cuôn dây quấn. Cuôn nối với nguồn là cuộn sơ cấp, cuộn còn lại là cuộn thứ cấp.

- Hoạt động: Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp với nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế U1 thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế xoay chiều

  • Khi đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế xoay chiều U1  thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều U2 .
  • Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được. vì dòng điện một chiều không tạo ra từ trường biến thiên
  • Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây đó.   \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\,\)
  • Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp (đầu vào) lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp (đầu ra. máy gọi là máy hạ thế.
  • Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy tăng thế.
  • Ở 2 đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế để giảm hao phí về nhiệt trên đường dây tải, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế xuống bằng HĐT định mức của các dụng cụ tiệu thụ điện

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Hệ thống kiến thức trọng tâm ôn tập về Điện Từ học môn Vật lý 9 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF