YOMEDIA

Chuyên đề các bài tập nâng cao về Quang hình học môn Vật lý 9 có hướng dẫn chi tiết

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề các bài tập nâng cao về Quang hình học môn Vật lý 9 có hướng dẫn chi tiết. Tài liệu được biên soạn nhằm hướng dẫn các em học sinh lớp 9 phương pháp giải một số dạng bài tập khó như Tính góc hợp bởi giữa các cặp gương phẳng, xác định chuyển động của ảnh ... Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ QUANG HÌNH HỌC MÔN VẬT LÝ 9

Câu 1: Ba gương phẳng (G1), (G2), (G3) được lắp thành một lăng trụ đáy tam giác cân như hình vẽ:

Trên gương (G1) có một lỗ nhỏ S. Người ta chiếu một chùm tia sáng hẹp qua lỗ S vào bên trong theo phương vuông góc với (G1). Tia sáng sau khi phản xạ lần lượt trên các gương lại đi ra ngoài qua lỗ S và không bị lệch so với phương của tia chiếu đi vào. Hãy xác định góc hợp bởi giữa các cặp gương với nhau

Câu 2: Hai người M và N đứng trước một gương phẳng như hình vẽ:

a. Bằng hình vẽ 209 hãy xác định vùng quan sát được ảnh của từng người. Từ đó cho biết 2 người có thấy nhau trong gương không?

b. Nếu hai người cùng tiến đến gần gương (với vận tốc như nhau) theo phương vuông góc thì họ có nhìn thấy nhau trong gương không?

Câu 3:   Một vũng nước nhỏ cách chân cột điện 6m. Một học sinh đứng cách chân cột điện 8m nhìn thấy ảnh của bóng đèn treo trên đỉnh cột điện. Biết mắt học sinh cách mặt đất 1,5m. Tính chiều cao của cột điện.

Câu 4:   Một điểm sáng S cách tường một khoảng ST = d. Tại vị trí M trên ST cách S một khoảng SM = d người ta đặt một tấm bìa hình tròn vuông góc với ST có bán kính là R và có tâm trùng với M.

a. Tìm bán kính vùng tối trên tường.

b. Cần di chuyển tấm bìa theo phương vuông góc với màn một đoạn bao nhiêu? Theo chiều nào để bán kính vùng tối giảm đi một nửa. Tìm tốc độ thay đổi của bán kính vùng tối biết tấm bìa di chuyển đều với vận tốc v.

c. Vị trí tấm bìa như ở câu b, thay điểm sáng S bằng một nguồn sáng hình cầu có bán kính r

  • Tìm diện tích vùng tối trên tường.
  • Tìm diện tích của vùng nửa tối trên tường.

Câu 5:   Một đĩa tròn tâm O1, bán kính R1 = 20cm, phát sáng được đặt song song với một màn ảnh và cách màn một khoảng D = 120cm. Một đĩa tròn khác, tâm O2, bán kính R2 = 12cm, chắn sáng, cũng được đặt song song với màn và đường nối O1O2 vuông góc với màn.

a. Tìm vị trí đặt O2 để vùng tối trên màn có đường kính R = 4cm. Khi đó bán kính R’ của đường giới hạn ngoài cùng của vùng nửa tối trên màn bằng bao nhiêu?

b. Từ vị trí O2 xác định ở câu a, cần di chuyển đĩa chắn sáng như thế nào để trên màn vừa vặn không còn vùng tối.

Câu 6:   Một người có chiều cao h, đứng ngay dưới bóng đèn treo ở độ cao H (H > h). Nếu người đó bước đi đều với vận tốc v. Hãy xác định chuyển động của bóng của đỉnh đầu in trên đất.

 

HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN

CÂU

NỘI DUNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Vì sau khi phản xạ lần lượt trên các gương, tia phản xạ ló ra ngoài lỗ S trùng đúng với tia tới chiếu vào. Điều đó cho thấy trên từng mặt phản xạ có sự trùng nhau của tia tới và tia ló. Điều này chỉ xảy ra khi tia KR tới gương G3 theo hướng vuông góc với mặt gương.

...

---Xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về máy tính---

 

 

Câu 2

 

a.

Từ hình vẽ 234, ta thấy:

a. Vùng quan sát được ảnh M’ của M giới hạn bởi mặt gương PQ và các tia giới hạn PC, QD. Vùng quan sát được ảnh N’ của N giới hạn bởi mặt gương PQ và các tia giới hạn PA, QB.

Vị trí của mỗi người đều không nằm trong vùng quan sát ảnh của người kia nên họ không thấy nhau trong gương

b. Nếu hai người cùng tiến đến gần gương (với vận tốc như nhau) theo phương vuông góc thì  khoảng cách từ mỗi người đến gương không thay đổi, từ hình vẽ ta luôn có vị trí của mỗi người đều không nằm trong vùng quan sát ảnh của người kia  nên họ vẫn không thấy nhau trong gương.

Câu 3

 

Vì vũng nước nhỏ nên chiều rộng coi như không đáng kể.

\(\begin{array}{l} \Delta ABI \sim \Delta CMI\\ \Rightarrow \;\frac{{AB}}{{CM}} = \frac{{AI}}{{CI}} \end{array}\) 

Với IC = AC - AI

Thay số ta tính được chiều cao của cột điện  AB = 4,5(m)

 

 

...

---Để xem tiếp nội dung phần Hướng dẫn giải và đáp án, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Chuyên đề các bài tập nâng cao về Quang hình học môn Vật lý 9 có hướng dẫn chi tiết năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF