YOMEDIA

Đề thi và đáp án tham khảo môn Vật lí tốt nghiệp THPT 2024 - Mã đề 202

Tải về
 
NONE

Mời các em HS tham khảo nội dung Đề thi và đáp án tham khảo môn Vật lí tốt nghiệp THPT 2024 - Mã đề 202 do HOC247 tổng hợp. Nhằm giúp các em có thể thêm nhiều nguồn thông tin so sánh đối chiếu kết quả bài thi tốt nghiệp THPT một cách nhanh chóng. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây! Chúc các em đạt kết quả thật cao.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 11 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÍ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

MÃ ĐỀ THI : 202

Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Trên màn, khoảng vẫn í được tính bằng công thức nào sau đây?

A. \(i=\frac{a\lambda }{D}.\)

B. \(i=\frac{D}{\lambda a}.\)

C. \(i=\frac{aD}{\lambda }.\)

D. \(i=\frac{\lambda D}{a}.\)

Câu 2: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lí của âm?

A. Độ to của âm.

B. Đồ thị dao động của âm.

C. Độ cao của âm.

D. Âm sắc.

Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì điện áp hiệu điện dụng giữa hai đầu điện trở UR. Hệ số công suất (cos\(\varphi \() của đoạn mạch được tính bằng công thức nào sau đây?

A. \(\cos \varphi =\frac{2{{U}_{R}}}{U}.\)

B. \(\cos \varphi =\frac{{{U}_{R}}}{U}.\)

C. \(\cos \varphi =\frac{2U}{{{U}_{R}}}.\)

D.\(\cos \varphi =\frac{2{{U}_{R}}}{U}.\)

Câu 4: Tia tử ngoại không có công dụng nào sau đây?

A. Chữa bệnh còi xương.

B. Tìm vết nứt trên mặt kim loại.

C. Sấy khô sản phẩm nông nghiệp.

D. Tiệt trùng thực phẩm.

Câu 5: Trong điện trường đều có cường độ E, khi điện tích q di chuyển dọc theo và cùng chiều đường sức điện một đoạn d thì công của lực điện tác dụng lên q là

A. \(A=\frac{qE}{d}.\)

B. A = 2qEd.

C. A = qEd.

D. \(A=\frac{q}{Ed}.\)

Câu 6: Bộ nguồn điện gồm n nguồn điện một chiều có điện trỏ trong r1, r2, …, rn mắc nối tiếp. Điện trở trong rb của bộ nguồn được tính bằng công thức nào sau đây?

A. \(\frac{1}{{{r}_{b}}}={{r}_{1}}+{{r}_{2}}+...+{{r}_{n}}.\)

B. \({{r}_{b}}={{r}_{1}}+{{r}_{2}}+...+{{r}_{n}}.\)

C. \({{r}_{b}}=\frac{1}{{{r}_{1}}}+\frac{1}{{{r}_{2}}}+...+\frac{1}{{{r}_{n}}}.\)

D. \(\frac{1}{{{r}_{b}}}=\frac{1}{{{r}_{1}}}+\frac{1}{{{r}_{2}}}+...+\frac{1}{{{r}_{n}}}.\)

Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\)(U và \(\omega \) là các hằng số dương) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là I. Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

A. \(i=I\sqrt{2}\cos (\omega t-\frac{\pi }{4}).\)

B. \(i=I\sqrt{2}\cos (\omega t-\frac{\pi }{2}).\)

C. \(i=I\sqrt{2}\cos (\omega t+\frac{\pi }{2}).\)

D. \(i=I\sqrt{2}\cos (\omega t+\frac{\pi }{4}).\)

Câu 8. Gọi h kaf hằng số Plang. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng

A. \(\varepsilon =h{{f}^{2}}.\)

B. \(\varepsilon ={{h}^{2}}{{f}^{2}}.\)

C. \(\varepsilon ={{h}^{2}}f.\)

D. \(\varepsilon =hf.\)

Câu 9: Một máy biến áp lí tưởng cóc số vòng dây của cuộn sơ cấp ít hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy đang hoạt động, điện áp hiệu điện dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp và hai đầu cuộn thứ cấp lần lượt là U1 và U2. Nhận định nào sau đây đúng?

A. U1 < U2.

B. U1 = 2U2.

C. U1 = U2.

D. U1 > 2 U2.

Câu 10: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, r0 là bán kính Bo. Quỹ đạo dừng O của electron các bán kính là

A.  16r0.

B. 36r0.

C. 25r0.

D. 9r0.

Câu 11: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng nhiệt hạch?

A. \({}_{0}^{1}n+{}_{92}^{235}U\to {}_{56}^{144}Ba+{}_{36}^{89}Kr+3{}_{0}^{1}n.\)

B. \({}_{1}^{2}H+{}_{1}^{3}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{0}^{1}n.\)

C. \({}_{1}^{1}H+{}_{1}^{3}H\to {}_{2}^{4}He.\)

D. \({}_{1}^{2}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{4}He.\)

Câu 12: Trong những ngày hè, khi cơn mưa vừa tạnh, trên bầu trời đôi khi xuất hiện cầu vồng nhiều màu sắc, vắt ngang vòm trời. Đó là kết quả của

A. sự nhiễu xạ ánh sáng Mặt Trời.

B. sự giao thoa ánh sáng Mặt Trời.

C. sự hấp thụ ánh sáng Mặt Trời.

D. sự tán sắc ánh sáng Mặt Trời.

Câu 13: Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn

A. đồng pha với nhau.

B. ngược pha với nhau.

C. lệch pha nhau một góc\(\frac{\pi }{4}\).

D. lệch pha nhau một góc \(\frac{\pi }{2}.\)

Câu 14: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là A1 và A2. Để dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là A = A1 + A2 thì độ lệch pha của hai dao động là

A. \(\Delta \varphi =\left( n+\frac{1}{2} \right)\pi ,(n=0,\pm 1,\pm 2,...).\)

B. \(\Delta \varphi =\left( 2n+1 \right)\pi ,(n=0,\pm 1,\pm 2,...).\)

C. \(\Delta \varphi =\left( n+\frac{1}{4} \right)\pi ,(n=0,\pm 1,\pm 2,...).\)

D. \(\Delta \varphi =2n\pi ,(n=0,\pm 1,\pm 2,...).\)

Câu 15: Từ nhiệt độ phòng, tăng dần nhiệt độ của một thanh sắt thì điện trở của thanh

A. giảm rồi tăng.

B. giảm xuống.

C. tăng lên.

D. tăng rồi giảm.

Câu 16: Hạt nào sau đây có điện tích bằng không?

A. Nơtron.

B. Electron.

C. Prôtôn.

D. Pôzitron.

Câu 17: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m đang dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc của vật là

A. \(a=-\frac{m}{k}{{x}^{2}}.\)

B. \(a=-\frac{k}{m}x.\)

C. \(a=-\frac{k}{m}{{x}^{2}}.\)

D. \(a=-\frac{m}{k}x.\)

Câu 18: Một sợi dây đàn hồi căng ngang đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng \(\lambda \). Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là

A. \(\frac{\lambda }{8}\).

B. \(\frac{\lambda }{6}.\)

C. \(\frac{\lambda }{2}.\)

D. \(\frac{\lambda }{4}.\)

Câu 19: Một con lắc đơn có vật nhỏ khối lượng m đang dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi con lắc ở vị trí có li độ góc α (rad) thì lực kéo về tác dụng lên vật là

A. Pt = -mgα².

B. \({{P}_{t}}=\frac{\alpha }{mg}.\)

C. Pt = -mgα.

D. \({{P}_{t}}=\frac{1}{2}mg\alpha .\)

Câu 20: Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng là 2 A. Cường độ cực đại của dòng điện này bằng

A. \(\sqrt{2}A.\)

B. \(2\sqrt{2}A.\)

C. 0,5 A.

D. 2 A.

Câu 21: Ở mặt nước, tại O đặt một nguồn sóng điểm dao động theo phương thẳng đứng với tần số f.

Phần từ M ở mặt nước có sóng truyền qua dao động với tần số

A. \(\frac{f}{2}\)

B. 2f.

C. \(\frac{f}{4}\)

D. f.

Câu 22: Dao động duy trì của một con lắc

A. có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. có biên độ tăng dần theo thời gian.

C có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc.

D. có chu kì lớn hơn chu kì dao động riêng của con lắc.

Câu 23: Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 450 nm.

Biết khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,50 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan

sát là 2,00 m. Trên màn, khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng trung tâm là

A. 3,6 mm.

B. 1.8 mm.

C. 0,60 mm.

D. 2,4 mm.

Câu 24: Trong mạch chọn sóng của máy thu thanh có một mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm 5,00 mH và tụ điện có điện dung được điều chỉnh đến giá trị 5,00 nF. Lấy \(\pi \approx \)3,14. Tần số dao động riêng của mạch lúc này là

A. 31,8 Hz.

B. 31,8 MHz.

C. 31,8 kHz.

D. 318 Hz.

Câu 25: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 40 Ω, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Khi đó, cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là 45 Ω và 15 Ω. Tổng trở của đoạn mạch là

Α. 100 Ω.

Β. 50 Ω.

C. 10 Ω.

D. 70 Ω.

Câu 26: Giới hạn quang điện của kim loại xesi là 580 nm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c 3.108 m/s; 1 eV 1,6.10-19 J. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này là

A. 4,20 eV.

B. 2,14 eV.

C. 7,20 eV.

D. 3,43 eV.

Câu 27: Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,20 H. Trong khoảng thời gian 0,10 s, cường độ dòng điện trong cuộn cảm giảm đều từ 1,0 A về 0. Trong khoảng thời gian trên, suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là

A. 0,20 V.

B. 2,5 V.

C. 50 V.

D. 2.0 V.

Câu 28: Hạt nhân \({}_{18}^{40}Ar\)có khối lượng 39,9525 u. Cho khối lượng của prôtôn và nơtron lần lượt là 1,0073 u và 1,0087 u. Lấy 1 u = 931,5 MeV/c². Năng lượng liên kết riêng của \({}_{18}^{40}Ar\)là

A. 8.62 Me V/nuclôn.

B. 345 MeV/nuclôn.

C. 19,2 MeV/nuclôn.

D. 8,49 MeV/nuclôn.

Câu 29: Tại một nơi trên mặt đất, con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì T. Tại đó, con lắc đơn có chiều dài 169l dao động điều hòa với chu kì là

A. 0,769T.

B. 1,30T.

C. 1,69T.

D. 0,592T.

Câu 30: Một sóng cơ hình sin truyền dọc theo trục Ox với tốc độ là 0,50 m/s. Thời gian để sóng truyền được quãng đường 2,0 m là

A. 0,25 s.

B. 1,0 s.

C. 2.5 s.

D. 4.0s.

Câu 31: Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos (\omega t+\frac{\pi }{4})\)(U và \(\omega \)là các hằng số dương) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có biểu thức \({{u}_{L}}=U\sqrt{2}\cos (\omega t+\frac{5\pi }{12})\), điện áp hiệu dụng giữa hai đầu C và giữa hai đầu R lần lượt là UC và UR. Ti số \(\frac{{{U}_{C}}}{{{U}_{R}}}\)có giá trị là

A. 1,73.

B. 2,00.

C. 3,46.

D. 0,577.

Câu 32: Hai vật A và B dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ xA của A và li độ xB của B theo thời gian t. Khi A và B ở vị trí có li độ dương và bằng nhau thì tỉ số giữa li độ của chúng và biên độ dao động của vật B có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,221.

B. 0,241.

C. 0,211.

D. 0,231.

Câu 33: Tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB dài 1,2 m được căng ngang như hình bên. Bật máy rung để cần rung tạo sóng truyền trên sợi dây rồi thay đổi tần số f của máy rung. Khi f = 100 Hz thì trên dây có sóng dừng với bốn bụng, hai đầu dây A và B coi là các nút. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 40 m/s.

B. 80 m/s.

C. 30 m/s.

D. 60 m/s.

Câu 34: Đặt điện áp \(u=120\sqrt{2}\cos (100\pi t-\frac{\pi }{3})\)(V) (t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên. Biết điện trở R = 60 Ω, cuộn cảm thuần L, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi \(C=\frac{{{10}^{-3}}}{2\pi \sqrt{3}}F\)thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM đạt giá trị cực đại. Biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lúc này là

A. \({{u}_{L}}=40\sqrt{3}\cos (100\pi t-\frac{\pi }{6})(V).\)

B. \({{u}_{L}}=40\sqrt{6}\cos (100\pi t+\frac{\pi }{6})(V).\)

C. \({{u}_{L}}=40\sqrt{6}\cos (100\pi t+\frac{\pi }{2})(V).\)

D. \({{u}_{L}}=40\sqrt{3}\cos (100\pi t-\frac{\pi }{2})(V).\)

Câu 35: Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Chọn thời điểm ban đầu (t = 0) khi điện tích của tụ điện có giá trị cực đại và bằng 10,0 nC. Tại thời điểm \(t=\frac{7}{12}\mu s\), cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng một nửa cường độ dòng điện cực đại lần thứ ba. Lấy \(\pi \approx \)3,14. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch có giá trị là

A. 135 mA.

B. 62,8 mA.

C. 170 mA.

D. 71,8 mA.

Câu 36: Đoạn mạch AB như hình H1 là mạch điện xoay chiều gồm một điện trở R, một cuộn cảm thuần L có độ tự cảm 0,318 H và một tụ điện C có điện dung 8,00 µF mắc nối tiếp. Các phần tử được mắc trong hộp không rõ thứ tự nên mỗi phần tử X, Y, Z của mạch điện là một trong ba phần từ R, L, C. Mạch được sử dụng như một bộ lọc tín hiệu với nguyên tắc: tín hiệu vào là một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng UV và có tần số f được đưa vào hai đầu A và B, tín hiệu ra là điện áp giữa hai trong ba đầu ra được đánh số 1, 2 và 3 như hình H1, tín hiệu ra sẽ có cùng tần số f và có giá trị hiệu dụng Ur, bộ lọc “chặn” tín hiệu khi Ur < 0,UV và cho tín hiệu "qua" khi Ur ≥ 0,5UV. Hình H2 là đồ thị mô tả sự phụ thuộc của tỉ số Ur/UV theo tần số f khi hai đầu ra là 1 và 2. Lấy \(\pi \approx \)3,14.Nếu chọn hai đầu ra là 2 và 3 thì bộ lọc này cho tín hiệu “qua” khi tín hiệu có tần số f nằm trong khoảng

A. từ 0 đến 156 Hz.

B. từ 982 Hz trở lên.

C. từ 156 Hz đến 313 Hz.

D. từ 313 Hz đến 982 Hz.

Câu 37: Một cổ vật bằng gỗ được xác định tuổi theo phương pháp lượng cacbon \({}_{6}^{14}C\). Trong cổ vật cứ 1016 nguyên từ \({}_{6}^{12}C\) có 8545 nguyên tử \({}_{6}^{14}C\), trong cây gỗ cùng loại còn sống thì cứ 1012 nguyên tử \({}_{6}^{12}C\) có 1 nguyên tử \({}_{6}^{14}C\). Biết \({}_{6}^{12}C\) là đồng vị bền còn \({}_{6}^{14}C\) là đồng vị phóng xạ với chu kì bán rã 5730 năm. Tuổi của cổ vật này vào khoảng

A. 10300 năm.

B. 6300 năm.

C. 900 năm.

D. 1300 năm.

Câu 38: Để xác định bước sóng λ (400 nm ≤ λ ≤ 750 nm) của ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng đơn sắc, người ta sử dụng bộ thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng và một nguồn sáng đơn sắc phát ra ánh sáng có bước sóng λ0 = 480 nm. Trong thí nghiệm, khoảng cách giữa hai khe hẹp được giữ cố định, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D thay đổi được, điểm O trên màn luôn là vị trí của vân sáng trung tâm. Trên màn, N là một điểm cố định. Khi D = D0 thì tại N là vị trí của vân sáng nếu sử dụng ảnh sáng có bước sóng λ. Khi D = 4D0, nếu sử dụng ánh sáng có bước sóng λ0 thì tại N là vị trí của vân sáng, nếu sử dụng ánh sáng có bước sóng λ thì tại N không phải là vị trí của vân sáng hay vân tối. Từ vị trí của màn với D = 4D0, dịch màn từ từ ra xa mặt phẳng chứa hai khe thì trong quá trình này chỉ còn quan sát được một lần tại N là vị trí của vân sáng nếu sử dụng ánh sáng có bước sóng λ. Giá trị của λ gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 540 nm.

B. 700 nm.

C. 630 nm.

D. 590 nm.

Câu 39: Hai con lắc lò xo gồm các lò xo có cùng độ cứng k = 50,0 N/m, các vật nhỏ m1 và m2 có khối lượng lần lượt là 50,0 g và 200 g, được gắn vào giá M như hình bên sao cho chúng chỉ có thể dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Giá M có khối lượng 350 g và được đặt trên bệ đỡ cố định nằm ngang. Biết giới hạn đàn hồi của hai lò xo là lớn. Ban đầu, hai vật m1 và m2 được giữ ở vị trí bên dưới vị trí cân bằng của mỗi vật một khoảng thời gian \(\Delta t\). Thả nhẹ m2 để nó dao động điều hòa. Sau khi thả m2 một khoảng thời gian\(\Delta t\) thì thả nhẹ vật m1 để nó dao động điều hòa. Biết A0 là giá trị lớn nhất có thể có của A để với khoảng thời gian\(\Delta t\) thích hợp thì giá M không bao giờ rời khỏi bệ đỡ. Lấy g = 9,80 m/s². Giá trị của A0 gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,0 cm.

B. 10,5 cm.

C. 13,5 cm.

D. 9,0 cm.

Câu 40: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên bề mặt của một chất lỏng xác định, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Biết tần số dao động ƒ của hai nguồn có thể thay đổi được trong khoảng từ 0 đến 100 Hz. Trên mặt chất lỏng, I là trung điểm của đoạn thẳng AB và C là điểm sao cho tam giác ABC vuông cân tại C. Thay đổi giá trị của ƒ trong khi giữ nguyên các điều kiện thí nghiệm khác thì thấy f = 30 Hz là giá trị nhỏ nhất của ƒ và f = f0 là giá trị lớn nhất của f để phần từ chất lỏng tại I và C dao động ngược pha. Khi f = f0 thì trên đoạn thẳng AB có số điểm cực đại giao thoa là

A. 15.

B. 19.

C. 17.

D. 13.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 202

1.D

2.B

3.D

4.C

5.C

6.B

7.C

8.D

9.A

10.C

11.A

12.D

13.A

14.D

15.C

16.A

17.B

18.C

19.C

20.B

21.D

22.C

23.B

24.C

25.B

26.B

27.D

28.A

29.B

30.D

31.A

32.D

33.D

34.B

35.B

36.A

37.D

38.A

39.B

40.A

 
 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi và đáp án tham khảo môn Vật lí tốt nghiệp THPT 2024 - Mã đề 202. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON