YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Tân Hiệp có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập và kiểm tra kiến thức với Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT Tân Hiệp có đáp án đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm khái quát các kiến thức đã học sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài trong kỳ thi THPT QG sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QG  

Năm học: 2019-2020

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài : 50 phút kể từ thời gian phát đề

 

Câu 1: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là:

     A. 40%.                            B. 20%.                             C. 30%.                            D. 10%.

Câu 2: Khi nói về các thể đột biến lệch bội, kết luận nào sau đây là đúng?

     A. Ở cũng một loài, các cá thể ở các NST khác nhau có kiểu hình giống nhau.

     B. Theo lí thuyết, tần số phát sinh dạng đột biến thể một thấp hơn dạng thể một kép.

     C. Trong một tế bào sinh dưỡng của một thể kép, thể không, thể ba kép, thế bốn thường có số lượng NST là một số chẵn.

     D. Hầu hết các thể lệch bội được phát sinh trong quá trình sinh sản vô tính.

Câu 3: Khi lai các cây đậu thuần chủng hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Có thể kết luận phép lai trên tuân theo quy luật:

     A. tương tác bổ sung.                                                B. phân li độc lập.

     C. phân li.                                                                   D. trội lặn không hoàn toàn.

Câu 4: Chu trình sinh địa hóa là

     A. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và quần thể sinh vật.

     B. sự trao đổi không ngừng của các chất hữu cơ giữa môi trường và quần xã sinh vật.

     C. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và hệ sinh thái.

     D. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật.

Câu 5: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ    sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là:

     A. 0,25AA: 0,50Aa : 0,25aa.                                   B. 0,375AA: 0,250Aa : 0,375aa.

     C. 0,125AA: 0,750Aa : 0,125aa.                            D. 0,375AA: 0,375Aa: 0,250aa.

Câu 6: Trong kĩ thuật di truyền người ta dùng enzim ligaza để:

     A. cắt ADN thành đoạn nhỏ.

     B. nối các liên kết hiđrô giữa ADN thể cho với plasmit.

     C. nối đoạn ADN của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.

     D. cắt ADN thể nhận thành những đoạn nhỏ.

Câu 7: Xét các biện pháp tạo giống sau đây?

(1) Dung hợp tế bào trần, nhân lên thành dòng và gây lưỡng bội hóa.

(2) Gây đột biến, sau đó chọn lọc để được giống mới có năng suất cao.

(3) Chọn dòng tế bào xôma có biến dị, sau đó nuôi cấy thành cơ thể và nhân lên thành dòng.

(4) Nuôi cấy tế bào thành mô sẹo để phát triển thành cá thể, sau đó nhân lên thành dòng.

(5) Tạo thành dòng thuần chủng, sau đó cho lai khác dòng để thu con lai làm giống.

Có bao nhiêu phương pháp được sử dụng để tạo ưu thế lai?

     A. 4.                                  B. 2.                                  C. 3.                                  D. 1.

Câu 8: Nội dung của phương pháp nghiên cứu tế bào học là

     A. quan sát, so sánh hình dạng và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường.

     B. quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường.

     C. quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và cấu trúc siêu hiển vi của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường.

     D. quan sát, so sánh cấu trúc siêu hiển vi và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường.

Câu 9: Quá trình giao phối không có ý nghĩa nào dưới đây đối với tiến hoá?

     A. Làm phát tán các gen đột biến.

     B. Trung hoà tính có hại của đột biến.

     C. Tạo ra các biến dị tổ hợp.

     D. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố đột biến làm thay đổi tần số alen

     A. không theo hướng nhất định.                              B. tương đối nhanh.

     C. theo một hướng xác định.                                   D. giảm dần tần số alen có lợi.

{-- Nội dung đề từ câu 11-20 và đáp án của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong nhân ở tế bào nhân thực?

     A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

     B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

     C. Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.

     D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’ → 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN.

Hướng dẫn giải

Ta có trong dịch mã riboxom dịch chuyển theo chiều 5’-3’ trên mARN chứ không phải trên mạch gốc của ADN. Vậy đáp án D là chưa chính xác.

Còn axit amin mở đầu trong dịch mã của sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin và sinh vật nhân thực là mêtiônin. Sẽ có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên cùng một phân tử mARN ở cùng 1 thời điểm gọi là poliribôxôm. Và anticôđon tương ứng trên tARN khớp theo nguyên tắc bổ sung với côđon trên mARN. Nên A, B, C đúng.

Câu 22: Ở người, hội chứng tiếng khóc mèo gào gây ra bởi:

     A. Đột biến gen trên nhiễm sắc thể số 5.                    

     B. Chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 và số 9 khiến NST số 22 bị ngắn hơn bình thường,

     C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 13 và số 5.

     D. Đột biến mất cánh ngắn NST số 5.

Câu 23: Một cây dị hợp tử về 4 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều trội hoàn toàn, phân li độc lập. Khi cây trên tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 3 cặp đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp.

     A. 4,6875%                      B. 3,125%                        C. 18,75%                        D. 6,25%

 Hướng dẫn giải

P: AaBbDdEe x AaBbDdEe

Xét riêng từng cặp: Aa x Aa → \(\frac{1}{4}\)AA: \(\frac{1}{2}\)Aa : \(\frac{1}{4}\)aa

Tương tự với các cặp còn lại.

Tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 3 cặp đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp là: \({\left( {\frac{1}{4}} \right)^3}.\frac{1}{2}.C_4^3 = 0,03125 = 3,125\% \)

Câu 24: Cho cây hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài : 242 cây hoa trắng, quả tròn : 10 cây hoa trắng, quả dài. Biết một gen quy định một tính trạng. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra ở thế hệ P là đúng:

     A. alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn cùng thuộc 1 NST.

     B. alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả dài cùng thuộc 1 NST.

     C. alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn liên kết không hoàn toàn.

     D. alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả dài liên kết hoàn toàn.

Hướng dẫn giải

Đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li: 510 cây hoa đỏ, quả tròn : 240 cây hoa đỏ, quả dài: 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài tương ứng 51% cây hoa đỏ, quả tròn: 24% cây hoa đỏ, quả dài: 24% cây hoa trắng, quả tròn: 1% cây hoa trắng, quả dài.

Cây hoa trắng, quả dài có kiểu gen aabb = 1% = 10%ab x 10%ab → Xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Giao tử ab = 10% < 25% → đây là giao tử hoán vị → P: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\); f = 20%

Vậy ở thế hệ P: alen qui định màu hoa đỏ (A) và alen qui định quả dài (b) cùng thuộc 1 NST và liên kết không hoàn toàn với nhau.

Câu 25: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:

(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb.                                    (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb.

(3) AaaaBBBb x AAaaBbbb.                                  (4) AaaaBBbb x Aabb.

(5) AaaaBBbb x aaaaBbbb.                                     (6) AaaaBBbb x aabb.

Theo lí thuyết, trong số các phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?

     A. 1 phép lai.                   B. 3 phép lai.                   C. 4 phép lai.                   D. 2 phép lai.

Hướng dẫn giải

Xét phép lai 1: AAaaBbbb x aaaaBBbb

AAaa x aaaa → 3 kiểu gen (AAaa, Aaaa, aaaa), 2 kiểu hình.

Bbbb x BBbb → 4 kiểu gen (BBBb : BBbb : Bbbb: bbbb), 2 kiểu hình.

Vậy phép lai 1 có thể tạo ra 3.4 = 12 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.

Xét phép lai 2: AAaaBBbb x AaaaBbbb.

AAaa x Aaaa → 4 kiểu gen (AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa),2 kiểu hình.

BBbb x Bbbb → 4 kiểu gen (BBBb : BBbb : Bbbb : bbbb), 2 kiểu hình.

Vậy phép lai 2 có thể tạo ra 4.4 = 16 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.

Xét phép lai 3: AaaaBBBb x AAaaBbbb

Aaaa x AAaa → 4 kiểu gen (AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa), 2 kiểu hình.

BBBb x Bbbb → 3 kiểu gen (BBBb : BBbb : Bbbb), 1 kiểu hình (100% trội)

Vậy phép lai 3 có thể tạo ra 4.3 = 12 kiểu gen, 2.1 = 2 kiểu hình.

Xét phép lai 4: AaaaBBbb x Aabb

Aaaa x Aa → 3 kiểu gen (AAa, Aaa, aaa), 2 kiểu hình

BBbb x bb → 3 kiểu gen (BBb : Bbb : bbb), 2 kiểu hình.

Vậy phép lai 4 có thể tạo ra 3.3 = 9 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.

Xét phép lai 5: AaaaBBbb x aaaaBbbb

Aaaa x aaaa → 2 kiểu gen (Aaaa, aaaa), 2 kiểu hình.

BBbb x Bbbb → 4 kiểu gen (BBBb : BBbb : Bbbb : bbbb), 2 kiểu hình.

Vậy phép lai 5 có thể tạo ra 2.4 = 8 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.

Xét phép lai 6: AaaaBBbb x aabb

Aaaa X aa → 2 kiểu gen (Aaa, aaa), 2 kiểu hình.

BBbb X bb → 3 kiểu gen (BBb : Bbb : bbb), 2 kiểu hình.

Vậy phép lai 6 có thể tạo ra 2.3 =3 kiểu gen, 2.2 = 4 kiểu hình.

→ Trong các phép lai trên chỉ có phép lai 1 đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình.

Câu 26: Phép lai \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\). Nếu các cặp tính trạng di truyền trội hoàn toàn và có hoán vị gen ở hai bên với tần số 40% thì tổng số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỷ lệ:

     A. 50%                             B. 65%                              C.10%.                              D. 41%.

Hướng dẫn giải

 \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)tính trạng di truyền trội hoàn toàn.

\(\frac{{AB}}{{ab}}\)→ f = 40%, AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%

Số cá thể có kiểu hình giống bố mẹ: 50% + tỷ lệ kiểu hình 2 tính trạng lặn = 50% + 9% = 59%

Tỷ lệ kiểu hình khác bố mẹ = 1 - 59% = 41%

Câu 27: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:

Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm tỉ lệ:

     A. 3/32                             B. 7/16                              C. 37/64                           D. 9/64.

Hướng dẫn giải

Theo sơ đồ bài ra ta có thể quy ước:

Hoa đỏ: K_L_M_

Hoa vàng: K_L_mm

Hoa trắng: kkllm; kkL_M_; kkL_mm; kkllM_; K_llmm; K_llM_

Cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen (KKMMLL) giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen (kkmmll) thu được cây F1: KkLlMm

Cho F1 giao phấn với nhau.

Cây hoa trắng đòng hợp tử có KG là kk_ (2 gen sau chỉ cần đồng hợp là thỏa mãn) KKllmm; KKllMM.

Tỷ lệ số cây hoa trắng đồng hợp tử trong số các cây F2 là: \(\frac{1}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} + \frac{1}{4} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{3}{{32}}\)

Câu 28: Ở gà, có một đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được rất ít thức ăn nên rất yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường xuyên phải loại bỏ chúng ra khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 150 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường, một người chủ thu được 1200 gà con, trong đo có 12 con gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra và khả năng nở của các trứng là như nhau. Hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ là dị hợp tử về gen đột biến trên?

     A. 12.                                B. 30.                                C. 60.                                D. 40.

Hướng dẫn giải

Quy ước: A_ Mỏ bình thường, a_ Mỏ ngắn.

150 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường phải có kiểu gen AA hoặc Aa.

Gọi x và y lần lượt là số gà bố mẹ có kiểu gen AA và Aa.

Ta có: xAA + yAa = 150 × 2

Nên: \(\frac{x}{{300}}AA + \frac{y}{{300}}Aa = 1\)

Suy ra: \({q_a} = \frac{y}{{300}}:2\)

Sau khi 150 cặp gà giao phối ngẫu nhiên thì quần thể gà con vừa mới hình thành đạt trạng thái cân bằng di truyền nên có cấu trúc di truyền dạng: p2 AA + 2pqAa + q2 aa = 1.

Vậy \({q^2} = \frac{{12}}{{1200}}\) nên qa = 0,1

Suy ra: \(\frac{y}{{300x2}} = 0,1\)

Do đó: y = 60 cá thể.

Câu 29: Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen theo 1 hướng xác định?

(1) Đột biến.

(2) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(3) Di nhập gen.

(4) Chọn lọc tự nhiên.

(5) Giao phối không ngẫu nhiên.

     A. 1.                                  B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Hướng dẫn giải

Trong các nhân tố trên, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Trong đó chọn lọc tự nhiên làm biến đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng tỉ lệ các kiểu gen có lợi hoặc alen có lợi, còn giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

Các nhân tố đột biến, yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen làm thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi một cách ngẫu nhiên, không theo hướng xác định.

Câu 30: Cho các phát biểu sau về cấu trúc tuổi của quần thể:

(1) Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

(2) Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

(3) Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.

(4) Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.

(5) Cấu trúc tuổi trong quần thể phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.

(6) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

     A. 4.                                  B. 1.                                  C. 2.                                  D. 3.

Hướng dẫn giải

(1) Sai. Tùy theo từng quần thể mà tỷ lệ các nhóm tuổi cũng khác nhau.

(2) Đúng.

(3) Sai. Số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản thì quần thể đang phát triển.               

(4) Sai. Căn cứ vào cấu trúc tuổi chỉ có thể xác định được quần thể đang phát triển hay không chứ không xác định được quần thể đó có diệt vong hay không.

(5) Sai. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh số cá thể trong mỗi nhóm tuổi chứ không phải tỷ lê đực cái.

(6) Sai. Muốn biết được thành phần kiểu gen của quần thể phải dựa vào cấu trúc di truyền của quần thể chứ không phải cấu trúc tuổi của quần thể.

Có 1 nội dung đúng.

{-- Nội dung đề từ câu 31-40 và đáp án của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập lần 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON