YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Hà Huy Tập lần 1 có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập lần 1 có đáp án bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khái quát các kiến thức đã học sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài trong kỳ thi THPT QG sắp tới vừa rèn luyện các kỹ năng làm bài đồng thời củng cố kiến thức đã học. Mời các bạn tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QG LẦN 1

Năm học: 2019-2020

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài : 50 phút kể từ thời gian phát đề

 

Câu 1: Trong mô hình cấu trúc của Ôperon Lac, vùng vận hành là nơi

     A. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc

     B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã

     C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã

     D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình dịch mã?

     A. Kết thúc quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và thay đổi cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo

     B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, axit amin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlypeptit

     C. Ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là axit amin foocmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã

     D. Sau khi được tổng hợp xong, các pôlypeptit giữ nguyên cấu trúc và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học

Câu 3: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh từ cặp bố mẹ AaXMXm × aaXMY?

     A. Con trai thuận tay phải, mù màu

     B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường

     C. Con gái thuận tay phải, mù màu

     D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường

Câu 4: Giải pháp của sự phát triển bền vững là:

     A. Giảm đến mức thấp nhất sự kháng kiệt tài nguyên không tái sinh trên cơ sở tiết kiệm, sử dụng lại và tái chế nguyên vật liệu; khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh (đất, nước và sinh vật)

     B. Kiểm soát được sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho con người

     C. Bảo vệ trong sạch môi trường đất, nước và không khí

     D. Bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm các loài, các nguồn gen và các hệ sinh thái

Câu 5: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng

     A. tần số alen A và alen a đều giảm đi

     B. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên

     C. tần số alen A và alen a đều không thay đổi

     D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi

Câu 6: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

     A. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt.

     B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội 3n.

     C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

     D. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

Câu 7: Ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất ở F1 rồi giảm dần qua các thế hệ vì:

     A. tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng

     B. tỉ lệ đồng hợp trội và đồng hợp lặn đều tăng

     C. tỉ lệ dị hợp tăng tỉ lệ đồng hợp giảm

     D. tỉ lệ đồng hợp trội và đồng hợp lặn đều giảm

Câu 8: Kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ là

     A. xác định được gen quy định màu mắt đen là trội so với mắt nâu, tóc thẳng là trội so với tóc quăn, bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định

     B. xác định được gen quy định màu mắt nâu là trội so với mắt đen, tóc quăn là trội so với tóc thẳng, bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định

     C. xác định được gen quy định màu mắt đen là trội so với mắt nâu, tóc quăn là trội so với tóc thẳng, bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định

     D. xác định được gen quy định màu mắt đen là trội so với mắt nâu, tóc quăn là trội so với tóc thẳng, bệnh mù màu, máu khó đông là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y quy định

Câu 9: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do

     A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài.

     B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.

     C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.

     D. Thực hiện các chức phận giống nhau.

Câu 10: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

     A. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường

     B. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản

     C. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường

     D. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường

{-- Nội dung đề từ câu 11-20 và đáp án của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 21: Nếu tách 1 phân tử ADN thành 2 mạch đơn rồi cho vào trong ống nghiệm chứa đầy đủ các loại nucleotit cùng với enzim ADN polimeraza thì quá trình tổng hợp ADN diễn ra ở 2 mạch sẽ như thế nào?

     A. Trên cả 2 mạch khuôn, mạch mới đều được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5’ của mạch khuôn.

     B. Trên 1 mạch khuôn, mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn còn lại, mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn okazaki.

     C. Trên cả 2 mạch khuôn, mạch mới đều được tổng hợp thành từng đoạn okazaki.

     D. Trên cả 2 mạch khuôn, mạch mới đều được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3’của mạch khuôn.

Câu 22: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi chọn một số cây cà chua tứ bội cho tự thụ phấn thì kết quả thu được ở đời sau của mỗi cây đều đồng nhất về kiểu hình. Các cây được chọn trong thí nghiệm này có thể có kiểu gen là:

(1) AAAA.     (2) AAAa.      (3) AAaa.       (4) Aaaa.        (5) aaaa.

     A. 1, 2, 4                          B. 1, 2, 3                           C. 1, 2, 5                          D. 3, 4, 5

Câu 23: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định qua tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho giao phấn hai cây thuần chủng cùng loài (P) khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thu được F1 gồm toàn cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 50,16% cây thân cao, quả tròn; 24,84% cây thân cao, quả dài; 24,84% cây thân thấp, quả tròn; 0,16% cây thân thấp, quả dài. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1 là:

     A. \(\frac{{AB}}{{ab}}\) ; 20%                    B. \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) ; 8%                       C. \(\frac{{AB}}{{ab}}\) ; 16%                    D. \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) ; 16%

Hướng dẫn giải

Cây thân thấp, quả dài có kiểu gen chiếm tỉ lệ 0,16% ab/ab = 4% ab × 4% ab

Giao tử ab sinh ra với tỉ lệ 4% là giao tử xuất hiện do hoán vị gen → P có kiểu gen dị hợp tử chéo:

\(\frac{{Ab}}{{aB}}\); tần số hoán vị là: 2 × 4% = 8%.

Câu 24: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.

     B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.

     C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.

     D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.

Câu 25: Ở một loài, alen H quy định cây cao, alen h quy định cây thấp; alen E quy định chín sớm, alen e quy định chín muộn. Hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể di truyền liên kết với nhau. Phép lai nào dưới đây ở thế hệ sau xuất hiện tỷ lệ phân tính là 1:1:1:1?

     A.\(\frac{{HE}}{{he}} \times \frac{{he}}{{he}}\).                     B. \(\frac{{He}}{{he}} \times \frac{{hE}}{{he}}\) .                      C. \(\frac{{He}}{{hE}} \times \frac{{he}}{{he}}\) .                      D. \(\frac{{He}}{{hE}} \times \frac{{He}}{{hE}}\) .

Hướng dẫn giải

H: cây cao, h: cây thấp, E: chín sớm, e: chín muộn. Hai cặp gen cùng nằm trên một NST di truyền liên kết với nhau.

Phép lai xuất hiện tỷ lê phân tính là 1:1:1:1. \(\frac{{He}}{{he}} \times \frac{{hE}}{{he}}\)

Câu 26: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ đều với tần số 20%. Tiến hành phép lai \({\rm{Aa}}\frac{{BD}}{{bd}} \times Aa\frac{{Bd}}{{bD}}\) thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để thu được một cá thể có kiểu hình A-bbD- là bao nhiêu?

     A. 0,8425.                        B. 0,04.                             C. 0,1575.                        D. 0,2654.

Hướng dẫn giải

Xét phép lai: Aa × Aa → 3/4 A_ : 1/4aa

Xét phép lai: \(\frac{{BD}}{{bd}} \times \frac{{Bd}}{{bD}}\) (f = 20% ở cả bố và mẹ) thì đời con:

+ Tỉ lệ kiểu hình bbdd = 40% × 10% = 4%

+ Tỉ lệ kiểu hình bbD_ = 25% - 4% = 21%

Vậy tỉ lệ kiểu hình A_bbD_= 3/4.21% = 0,1575

Tỉ lệ kiểu hình khác kiểu hình A_bbD_= 1 - 0,1575 = 0,8425.

Lấy ngẫu nhiên hai cá thể ở F1, xác suất để thu được một cá thể có kiểu hình A_bbD_ là: \(C_2^1\) × 0,1575 × 0,8425 = 0,2654

Câu 27: Một quần thể người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có một số người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Biết tần số tương đối của các alen trong quần thể là: alen trội bằng 0,2; alen lặn bằng 0,8.

(1) Số người đàn ông mắc bệnh trong quần thể trên là 20 người.

(2) Trong số những người phụ nữ trên, tần số kiểu gen của những người phụ nữ mắc bệnh máu khó đông là 0,02.

(3) Số người phụ nữ bị bệnh máu khó đông là 4 người.

(4) Trong số phụ nữ, tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là 32%.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

     A. 3.                                  B. 2.                                  C. 1.                                  D. 4.

Hướng dẫn giải

Quy ước: M: bình thường, m: máu khó đông.

Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, ở từng giới:

♂: pXMY + qXmY = 1

♀: p2XMXM + 2pqXMXm + q2XmXm = 1.

Mặt khác: p = 0,2; q = 0,8.

Xét các phát biểu của đề bài:

Nội dung 1: sai vì số người đàn ông mắc bệnh trong quần thể trên là: 0,8.100 = 80 người.

Nội dung 2: sai vì trong số những người phụ nữ trên, tần số kiểu gen của những người phụ nữ mắc bệnh máu khó đông là: 0,82 = 0,64

Nội dung 3: sai vì số người phụ nữ bị bệnh máu khó đông là: q2 × 100 = 0,64 × 100 = 64 người.

Nội dung 4: đúng, trong số phụ nữ, tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là: 2.p.q = 2x0,2x0,8 = 0,32 = 32%.

Vậy trong các nội dung trên chỉ có 1 nội dung đúng.

Câu 28: Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có mấy phát biểu sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

(1) Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.

(2) Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể.

(3) Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nếu có các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên nhiễm sắc thể thường thì gen đột biến lặn sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể nhanh hơn gen đột biến trội.

(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp đến kiểu gen và alen của các cá thể trong quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

     A. 2.                                  B. 1.                                  C. 3.                                  D. 4.

Hướng dẫn giải

Trong các nội dung trên:

Nội dung 1: sai vì nếu là alen trội có hại → chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải triệt để khỏi quần thể vì alen trội luôn biểu hiện ngay ra kiểu hình.

Nội dung 2: đúng.

Nội dung 3: sai vì chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử.

Nội dung 4: sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu hình từ đó gián tiếp chọn lọc các kiểu gen quy định kiểu hình có lợi.

Nội dung 5: sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra nguồn nguyên liệu tiến hóa mà nó chỉ sàng lọc và giữ lại những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

Vậy chỉ có 1 nội dung đúng.

Câu 29: Cho các phát biểu sau:                

(1) Người ta ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc trồng rừng phòng hộ, chắn cát.

(2) Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.

(3) Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng đều có các kiểu phân bố theo nhóm.

(4) Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể.

(5) Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian không xác định.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

     A. 3.                                  B. 4.                                  C. 5.                                  D. 2.

Hướng dẫn giải

Trong các nội dung trên: Nội dung 1, 2, 4 đúng.

Nội dung 3: sai vì các cây trong rừng thông là kiểu phân bố đồng đều chứ không phải phân bố theo nhóm. Các loài cây gỗ sống trong rừng là kiểu phân bố ngẫu nhiên

Nội dung 5: sai vì đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là mật độ chứ không phải là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian không xác định.

Câu 30: Xét các mối quan hệ sau:

(1) Phong lan bám trên cây gỗ.                                     (4) Chim mỏ đỏ và linh dương.

(2) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu.                                (5) Lươn biển và cá nhỏ.

(3) Cây nắp ấm và ruồi.                                                 (6) Cây tầm gửi và cây gỗ.

Số mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hợp tác là

     A. 2.                                  B. 5.                                  C. 4.                                  D. 3.

Hướng dẫn giải

Xét các mối quan hệ của đề bài:

Nội dung 1: là mối quan hệ hội sinh.

Nội dung 2: là mối quan hệ cộng sinh.

Nội dung 3: là mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

Nội dung 4, 5: là mối quan hệ hợp tác.

Nội dung 6: là mối quan hệ kí sinh - vật chủ.

{-- Nội dung đề từ câu 31-40 và đáp án của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập lần 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF