YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Như Thành 2 có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT Như Thành 2 có đáp án bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm bám sát cấu trúc đề thi của Bộ sẽ giúp các em vừa làm quen với các dạng bài vừa củng cố kiến thức để ôn tập thật tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT QG sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT NHƯ THÀNH 2

ĐỀ THI MINH HỌA

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

 

Câu 1: Nơi enzim ARN - pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là:

     A. Vùng mã hoá.                                                       B. vùng điều hoà.

     C. một vị trí bất kì trên ADN.                                  D. vùng kết thúc.

Câu 2: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là

     A. bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có số lượng gấp đôi.

     B. tế bào mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.

     C. khả năng sinh trưởng, phát triển và tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.

     D. gặp ở động vật nhiều hơn so với thực vật.

Câu 3: Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn, mẹ có kiểu hình hạt xanh, vỏ nhăn, ở F1 toàn kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn. Sau đó cho F1 lai với một cá thể khác thu được đời lai phân li theo tỉ lệ 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau, các gen trội là trội hoàn toàn và A, a qui định màu sắc hạt; B, b qui định hình dạng vỏ. Kiểu gen của F1 và cơ thể đem lai là:

     A. AaBb x aaBb.             B. AaBb x Aabb.             C. AaBb x AABb.           D. AaBb x AaBB.

Câu 4: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

     A. Lúa → Sâu ăn lúa → Ếch → Rắn hổ mang → Diều hâu.

     B. Lúa → Ếch → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Diều hâu.

     C. Lúa → Sâu ăn lúa → Rắn hổ mang → Ếch → Diều hâu.

     D. Lúa → Sầu ăn lúa → Ếch → Diều hâu → Rắn hổ mang.

Câu 5: Ở một loài động vật có: cặp alen AA quy định lông đen gồm có 205 cá thể; cặp alen Aa quy định lông nâu gồm có 290 cá thể; cặp alen aa quy định lông trắng có 5 cá thể. Tần số của alen A và alen a trong quần thể là:

     A. p(A) = 0,5 ; q(a) = 0,5.                                        B. p(A) = 0,7 ; q(a) = 0,3.

     C. p(A) = 0,6 ; q(a) = 0,4.                                        D. p(A) = 0,3 ; q(a) = 0,7.

Câu 6: Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền?

     A. Sản xuất lượng lớn Prôtêin trong thời gian ngắn.

     B. Tạo ưu thế lai.

     C. Tạo tế bào lai khác loài.

     D. Tạo thể song nhị bội.

Câu 7: Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành

     A. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

     B. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

     C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện.

     D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.

Câu 8: Quan sát tiêu bản tế bào của một thai nhi đếm được 47 nhiễm sắc thể và thấy có 3 nhiễm sắc thể ở cặp số 21. Có thể dự đoán

     A. thai nhi sẽ phát triển thành bé trai mang hội chứng claiphentơ.

     B. thai nhi không thể phát triển được thành cơ thể.

     C. thai nhi sẽ phát triển thành bé gái mang hội chứng tơcnơ.

     D. đứa trẻ sinh ra sẽ mang hội chứng đao.

Câu 9: Cách ly địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí vì

     A. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản.

     B. cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể cùng loài.

     C. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

     D. cách li địa lí chính là cách li sinh sản.

Câu 10: Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn

     A. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể.

     B. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng cao khi điều kiện sống thay đổi

     C. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp.

     D. giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn tới sự đa dạng.

{-- Nội dung đề từ câu 11-20 và đáp án của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 21: Từ cơ thể lưỡng bội (2n), cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) là do:

     A. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình nguyên phân.

     B. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li ở kì sau của quá trình giảm phân.

     C. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li trong quá trình nguyên phân.

     D. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li trong quá trình giảm phân.

Câu 22: Ở một loài, thân cao (do gen A) trội so với thân thấp (a); quả đỏ (B) trội so với quả vàng (b). Hai gen nói trên cùng nằm trên 1 NST thường. Cho các cây P dị hợp tử cả 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ phân tính: 1 cao, vàng: 2 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ. Kết luận nào sau đây là đúng?

     A. P dị hợp tử đều, hoán vị gen ở 1 giới tính với tần số 50%.

     B. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn, P dị hợp tử chéo.

     C. P dị hợp tử chéo, hai cặp gen liên kết hoàn toàn hoặc có hoán vị gen ở 1 giới tính.

     D. Ở P, một trong 2 gen bị ức chế, cặp gen còn lại trội - lặn không hoàn toàn.

Hướng dẫn giải

Câu này đáp án đầy đủ nhất là đáp án C.

TH dị hợp chéo liên kết hoàn toàn ta miễn bàn vì tỉ lệ là 1:2:1.

TH dị hợp chéo có hoán vị với tần số nhỏ hơn 50%.

P:\(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) , f bất kì

Cơ thể \(\frac{{Ab}}{{aB}}\); f bất kì có giao tử \(AB = ab = \frac{f}{2}\)\(Ab = aB = 0,5 - \frac{f}{2}\)

Vậy đời con A_B_ (cao đỏ) \( = \frac{f}{2} \times \frac{1}{2} + \frac{f}{2} \times \frac{1}{2} + \left( {0,5 - \frac{f}{2}} \right) \times \frac{1}{2} = 0,5\)

Ta lại có A_B_ + A_bb (hoặc aaB_) = 75% = 0,75

=> A_bb = 0,75 – 0,5 = 0,25 và aaB_ = 0,75 – 0,5 = 0,25 => Tỉ lệ 1 cao, vàng : 2 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ.

Câu 23: Cho gà trống F1 mào hồ đào lai phân tích, kết quả thu được 25% gà mào hồ đào, 25% gà mào hoa hồng, 25% gà mào hạt đậu, 25% gà mào lá. Tính trạng hình dạng mào gà di truyền theo qui luật:

     A. Phân li của Menđen.                                            B. Di truyền trung gian.

     C. Tương tác át chế.                                                  D. Tương tác bổ trợ.

Câu 24: Trong trường hợp rối loạn phân bào 2 giảm phân, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen XAXa là:

     A. XAXA, XaXa và O.                                                B. XA và Xa.

     C. XAXA và O.                                                           D. XaXa và O.

Câu 25: Ở một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{dE}}\) (cho biết khoảng cách tương đối giữa A và B là 20cM, giữa C và D là 40cM). Theo lí thuyết, trong các loại giao tử mà cơ thể nảy sinh ra, loại giao tử Ab DE chiếm tỉ lệ:

     A. 3%.                               B. 10%.                             C. 5%.                               D. 15%.

Câu 26: Mèo bình thường có tai không cong. Tuy nhiên, ở 1 quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy 1 con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này lai với 20 con cái từ cùng quần thể. Sự phân li kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong phép lai này đều là 1 con tai cong: 1 con tai bình thường. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng và không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể.

Từ thông tin trên người ta rút ra các kết luận:

(1) Nhiều khả năng tính trạng tai cong là tính trạng trội và con đực tai cong là dị hợp tử.

(2) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do di cư từ quần thể khác đến.

(3) Nhiều khả năng các con mèo cái trong quần thể đều có kiểu gen dị hợp.

(4) Cho các cá thể tai cong ở đời con giao phối với nhau và quan sát kiểu hình ở đời con, ta có thể xác định chính xác tính trạng tai cong là trội hay lặn.

Có bao nhiêu kết luận có thể đúng?

     A. 1.                                  B. 3.                                  C. 2.                                  D. 4.

Hướng dẫn giải

Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do đột biến hoặc do di cư từ quần thể khác

→ nội dung 2 đúng.

- Con đực tai cong lai với 20 con cái khác nhau đều cho tỉ lệ 1 tai cong : 1 tai bình thường

→ có thể dự đoán tính trạng tai cong là trội và con đực tai cong là dị hợp tử.

Vì nếu con đực tai cong là lặn thì 20 con cái khác nhau trong quần thể đều phải là dị hợp tử về gen quy định kiểu hình tai. Điều này rất khó xảy ra vì như đau bài cho biết thì tình trạng tai cong là hiếm gặp → số lượng cá thể dị hợp cũng hiếm gặp. → nội dung 1 đúng và nội dung 3 sai.

- Để khẳng định chắc chắn tính trạng tai cong có phải là trội hay không, ta cho các con tai cong ở đời con giao phối với nhau. Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 tai cong: 1 tai bình thường thì tai cong là trội, tai bình thường là lặn. Ngược lại nếu cho ra toàn cá thể tai cong thì tai cong là tính trạng lặn → nội dung 4 đúng.

Câu 27: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tư mang alen a chiếm 10%. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỷ lệ:

     A. 0,5%                            B. 90,5%.                         C. 3,45%.                         D. 85,5%.

Hướng dẫn giải

Xét giới đực, giao tử mang a chiếm 5% = 0,05 → giao tử mag A chiếm 0,95

Xét giới cái, giao tử mang a chiếm 10% → giao tử mang A = 0,9

Tỉ lệ hợp tử không mang alen đột biến là: 0,95.0,9 = 0,855

Tỉ lệ hợp tử mang alen đột biến là: 1 - 0,855 = 0,145

Tỉ lệ thể đột biến là: 0,05 . 0,1 = 0,005

Theo lý thuyết trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỷ lệ:

0,005 : 0,145 = 3,45%

Câu 28: Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có mấy phát biểu sau là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

(1) Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.

(2) Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể.

(3) Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nếu có các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên NST thường thì gen đột biến lặn sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể nhanh hơn gen đột biến trội.

(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và alen của các cá thể trong quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

     A. 2.                                  B. 1.                                  C. 3.                                  D. 4.

Hướng dẫn giải

Xét các phát biểu của đề bài:

Nội dung 1: sai vì alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. Còn nếu là alen lặn sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải không triệt để.

Nội dung 2: đúng. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, từ đó giữ lại những alen, kiểu gen quy định những kiểu hình có lợi trong quần thể.

Nội dung 3: sai vì dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nếu có các gen có cùng mức độ gây hại như nhau và cùng nằm trên NST thường thì gen đột biến lặn sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể chậm hơn gen đột biến trội. Với gen đột biến trội, chỉ sau 1 thế hệ, chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hết khỏi quần thể nếu đó là alen gây hại, còn với alen lặn thì chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hết được khỏi quần thể mà làm giảm tần số alen qua các thế hệ.

Nội dung 4: sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen.

Nội dung 5: sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hóa mà nó chỉ sàng lọc những kiểu hình có sẵn trong quần thể. Nguồn nguyên liệu cho tiến hóa được tạo ra qua quá trình đột biến và quá trình giao phối.

Câu 29: Cho các nhóm sinh vật sau:

1. Những con chuột sống cùng ruộng lúa.

2. Những con cá rô phi sống trong cùng một ao.

3. Những con chim sống cùng một khu vườn.

4. Những con mối cùng sống ở chân dê.

5. Những con hổ cùng loài trong một khu vườn bách thú.

6. Bèo nổi trên mặt Hồ Tây.

7. Các cây mọc ven bờ hồ.

Số nhóm sinh vật là quần thể là:

     A. 4.                                  B. 3.                                  C. 1.                                  D. 2.

Hướng dẫn giải

Quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, giữa các cá thể có khả năng giao phối để sinh ra đời con hữu thụ.

Các nhóm 2, 4 là quần thể sinh vật

Nhóm 1: không phải quần thể sinh vật vì trong ruộng lúa có nhiều loài chuột.

Nhóm 3: những con chim trong vườn gồm nhiều loại chim.

Nhóm 5: những con hổ sống trong vườn bách thú bị nuôi nhốt, mỗi con sống ở một nơi riêng, không sinh sản.

Nhóm 6: có thể có nhiều loài bèo.

Nhóm 7: cây mọc bên bờ hồ gồm nhiều loại cây.

Câu 30: Cho một số đặc điểm về kiểu phân bố đều của các cá thể trong quần thể:

1. Các cá thể không tập hợp thành từng nhóm.

2. Xuất hiện phổ biển trong tự nhiên.

3. Xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.

4. Quần thể cây thông trong rừng nhiệt đới, chim hải âu làm tổ trên bãi cát.

5. Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.

6. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Số đặc điểm đúng là:

     A. 5.                                  B. 3.                                  C. 2.                                  D. 4.

Hướng dẫn giải

Sự phân bố cá thể trong quần thể có thể theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.

Kiểu phân bố đồng đều: Trong trường hợp các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể trong quần thể (3) đúng.

Phân bố đồng đều có ý nghĩa sinh thái: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Nội dung 1: đúng.

Nội dung 2: sai. Kiểu phân bố phổ biến trong tự nhiên là phân bố theo nhóm.

Nội dung 4: đúng. Một số ví dụ về sự phân bổ đồng đều trong quần thể là: chim cánh cụt, dã tràng...

Nội dung 5: sai. Tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể là phân bố theo nhóm.

Nội dung 6: sai. Sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường là kiểu phân bố ngẫu nhiên.

{-- Nội dung đề từ câu 31-40 và đáp án của Đề thi THPT QG môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2019-2020 - Trường THPT Như Thành 2 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON